Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 bí kíp sinh tồn có thể cứu sống bạn trong một ngày nào đó

Đôi lúc trong cuộc sống chúng ta có thể gặp những tình huống không thể lường trước được. Vì thế việc trang bị cho mình những cuốn “cẩm nang sống” là vô cùng cần thiết. Nắm trong tay những bí kíp sinh tồn này, nó sẽ giúp bạn phòng khi gặp những trường hợp bất trắc.

1- Nhanh chóng đi tìm nguồn nước

Nếu chẳng may bạn bị mắc kẹt ở một nơi hoang vắng như rừng rậm, thung lũng hay đảo hoang…thì việc đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng tìm ra nguồn nước. Trong những tình huống hiểm nghèo, con người thường ch*t vì chấn thương, đau ốm, nhiễm độc hoặc kiệt sức vì hoạt động nhiều hơn là ch*t đói. Rủi ro lúc này sẽ rất lớn khi bạn hi sinh quá nhiều năng lượng cho một nơi mà bản thân còn không thể nắm rõ được địa hình.Hơn nữa, người ta có thể sống hàng tuần, dựa vào lượng mỡ dự trữ trong cơ thể cơ nhưng không thể sống nếu thiếu nước.

Ảnh minh họa.

2- Luôn trang bị lửa trong mỗi chuyến dã ngoại hoặc du lịch

Hãy bỏ vào ba-lô hoặc túi sách của mình một chiếc bật lửa hoặc một bao diêm trước mỗi chuyến đi bạn nhé. Lửa sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn trong trường hợp bạn bị lạc khỏi đoàn, khi bạn cắm trại qua đêm ở nơi vắng người, đuổi thú dữ (trong trường hợp bạn đi rừng) …hoặc ít nhất nó có thể giúp bạn làm chín thức ăn mà bạn tìm được.

3- Sơ cứu vết thương khi bị rắn cắn

Rắn là loài động vật có thể xuất hiện ở bất cứ đâu xung quanh bạn. vì thế, những T*i n*n không may do bị rắn cắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà ta không lường trước được. khi bị rắn cắn. khi bị rắn độc cắn, sơ cứu vết thường là vô cùng quan trọng nếu không được xử lý tốt sẽ nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân.rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót. phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô. tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân đến sở y tế gần nhất.

4- Xử lí khi gặp cá mập

Tình huống này trên thực tế rất ít khi chúng ta gặp phải nhưng chúng ta cũng cần trang bị kiến thức nếu tình huống “oái oăm” này gõ cửa. Một số người khuyên chúng ta nên tấn công vào mũi của cá mập. Vậy nhưng các bạn cần biết đây là chuyện khá là... hoang đường, đặc biệt là khi đang ở dưới nước. Đến lúc đánh trúng thì chắc bạn bị nghiền nát dưới hàm răng kinh khủng của hung thần biển cả rồi.

Thay vào đó, hãy cào thẳng vào mang và mắt. Đây cũng là 2 vị trí rất nhạy cảm của cá mập, lại dễ đánh trúng hơn nhiều.

5- mẹo hay với kem đánh răng

Chúng ta thường biết đến các nhãn hiệu kem đánh răng như: P/S, Colgate… với công dụng đem lại nụ cười tỏa nắng mà ít ai biết rằng các nhà sản xuất cũng đã phòng tránh cho chúng ta trong nhiều trường hợp khác… Trong chuyến đi dã ngoại bạn khó có thể tránh khỏi bị một số loài côn trùng đốt, bị bỏng ngoài da. Lúc này hãy lấy kem đánh răng bôi vào vết thương, nó sẽ giúp bạn giảm ngứa, giảm đau rất tốt đấy!

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/5-bi-kip-sinh-ton-co-the-cuu-song-ban-trong-mot-ngay-nao-do-d195409.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-bi-kip-sinh-ton-co-the-cuu-song-ban-trong-mot-ngay-nao-do/20210318081541948)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY