Sức khỏe hôm nay

5 bước xử lý của mẹ khi trẻ bị nôn liên tục

Nôn là tình trạng không lạ lẫm với cả người lớn và trẻ em vì nhiều nguyên do. Tuy nhiên nếu con bạn nôn liên tục thì đừng chủ quan mà phải “hành động” ngay những bước sau đây để tránh tình trạng nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

1. Nghỉ ngơi

Cho bé nghỉ ngơi là bước đầu tiên phải làm khi thấy bé nôn liên tục. Đừng vội áp dụng bất cứ cách xử lý nào mà phải để thời gian cho bé nghỉ ngơi và đó cũng là lúc bạn tìm ra nguyên nhân của việc này.

Việc bé bị nôn liên tục có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tắc dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng khi sốt, trào ngược dạ dày thực quản…

Hãy đặt trẻ ở nơi yên tĩnh thoát mát và nằm nghỉ trên giường thoải mái dĩ nhiên là cần sự xuất hiện của bố mẹ bên cạnh để trấn an trẻ.

Giữ con bạn không ăn uống trong vòng 30-60 phút sau khi nôn. Điều này giúp dạ dày có cơ hội hồi phục tốt hơn.

Bạn có thể xoa nhẹ bụng hoặc lưng cho trẻ. Tiếp xúc da thịt sẽ giúp trẻ cảm thấy thư giãn hơn.

Một giấc ngủ nhẹ sẽ rất tốt để bé khỏe hơn và lấy lại bình tĩnh.

Ảnh minh họa

2. Cung cấp chất lỏng

Để ngăn chặn và làm giảm tình trạng mất nước, bạn hãy cố gắng cho trẻ em bị nôn liên tục uống nước từng chút một.

Cứ 5-10 phút thì cho trẻ uống nước một lần. Mỗi lần là một lượng nhỏ, có thể dùng thìa thay vì uống cả cốc.

Cung cấp nước là nguyên tắc rất quan trọng khi trẻ bị nôn.

3. Cung cấp thức ăn

Việc cung cấp thức ăn cho trẻ hết sức nhạy cảm vì không cho trẻ ăn sẽ khiến trẻ đói nhưng ép ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ nôn nhiều hơn.

Như vậy cung cấp thức ăn cho trẻ phải thật thận trọng và khoa học.

Cách vài giờ kể từ lần cuối cùng bị nôn hãy cho trẻ em bị nôn ăn uống các món ăn loãng như cháo, nước cam quýt, uống sữa.

Nếu là trẻ sơ sinh thì tốt nhất là cho bé uống sữa mẹ.

Đặc biệt, tránh cho trẻ ăn những đồ nhiều chất béo, đường hoặc các loại thực phẩm cay trong khi bị nôn hoặc một vài ngày trong lúc hồi phục.

Ảnh minh họa

4. Uống thuốc

Việc uống thuốc là hoàn toàn cần thiết nhưng dĩ nhiên là phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Gọi cấp cứu

Nếu con bạn khi nôn có kèm theo những dấu hiệu sau thì đó là dấu hiệu của việc cần phải gọi cấp cứu ngay nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Trẻ sốt trên 38, 39 độ, sốt kéo dài hơn 24 giờ ở trẻ em dưới 2 tuổi hoặc 3 ngày với trẻ 2 tuổi trở lên.

- Sốt kèm theo co giật.

- Ói mửa nhiều.

- Nôn ra máu hay nôn ra dịch xanh, vàng.

- Đau bụng.

- Buồn nôn nhưng không nôn hoặc nôn rất dữ dội.

- Các triệu chứng: bơ phờ, hôn mê, không có nước tiểu trong 6-8 giờ hoặc nước tiểu đậm, khôn chịu ăn uống trong 6-8 giờ, khô miệng, mắt trũng.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/5-buoc-xu-ly-cua-me-khi-tre-bi-non-lien-tuc-23948/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY