Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ tuyệt vời cho người lớn tuổi

Nhiều người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ kém nhưng không biết cách nào để cải thiện. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho tinh thần lẫn thể chất sụt giảm.

phần lớn người lớn tuổi đều gặp phải tình trạng ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. những cách sau đây sẽ giúp cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi, giúp họ có giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cho giấc ngủ của người già không còn được như khi ở tuổi trưởng thành. những giấc ngủ chập chờn, buồn ngủ sớm hơn, thức dậy sớm hơn, hay giật mình, mệt mỏi khi thức dậy…xảy ra ngày càng thường xuyên hơn.

I- Vì sao giấc ngủ lại có vai trò quan trọng đối với người cao tuổi?

Giấc ngủ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với người cao tuổi. Bình quân thì một người dành ra 1/3 cuộc đời của mình để ngủ, khoảng thời gian này chính là lúc toàn bộ cơ thể nhận được sự nghỉ ngơi sau những giờ làm việc.

Một giấc ngủ ngon đặc biệt có ý nghĩa hơn khi chúng ta bước vào giai đoạn lão hóa. Cụ thể như sau:

    Giúp cải thiện sự tập trung và hình thành trí nhớ, phòng ngừa bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi rất nguy hiểm.

Mặc dù nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người là khác nhau, nhưng các nghiên cứu từ trước đến nay vẫn xác định rằng người trưởng thành cần ngủ từ 7,5h-9h mỗi ngày. ở người cao tuổi, thường là ít hoạt động trí óc và thể chất hơn nên giờ ngủ cần thiết có thể giảm xuống còn 6-8h mỗi ngày. biểu hiện ngủ đủ dễ nhận thấy nhất là cảm giác thoải mái khi thức dậy.

II- Những nguyên nhân phổ biến khiến chất lượng giấc ngủ của người lớn tuổi bị giảm sút

Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cho những người trên 60 tuổi rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ:

    Thói quen ngủ phản khoa học: Bao gồm việc ngủ không đúng giờ, ngủ muộn, xem tivi trước khi ngủ.
  • Phòng ngủ không đủ tối: Ánh sáng, ở một mặt nào đó sẽ khiến cho những người khỏe mạnh nhất cũng phải khó ngủ. Vì vậy hãy đảm bảo là phòng ngủ của bạn sạch sẽ, yên tĩnh và đủ tối.
  • Bệnh lý: Tình trạng sức khỏe không tốt như thường xuyên phải đi tiểu đêm, viêm khớp, hen suyễn, tiểu đường, loãng xương, ợ nóng và đặc biệt là bệnh mất trí nhớ ở người già (Alzheimer) có thể cản trở giấc ngủ.
  • Mãn kinh và tiền mãn kinh: Đối với phụ nữ, thời kì mãn kinh và tiền mãn kinh sẽ kèm theo tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, ngủ không ngon.
  • Tác dụng phụ của Thu*c: Người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều Thu*c do đặc trưng sức khỏe của tuổi. Một số Thu*c sẽ có thể tương tác với nhau và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như mất ngủ.
  • Ít vận động: Thể chất của người già không còn được như người trẻ tuổi, nhưng nếu không vận động thì cơ thể sẽ lão hóa nhanh hơn, giấc ngủ cũng đến một cách khó khăn hơn.
  • Vấn đề về tâm lí: Một số người già hay cảm thấy cô đơn, cảm thấy bản thân vô dụng, hối tiếc thời gian đã qua v.v…dẫn đến suy nghĩ nhiều và mất ngủ.
  • Thiếu ánh sáng mặt trời: Tuy phòng ngủ sáng quá mức là một nguyên nhân dẫn đến việc người già bị mất ngủ, nhưng nếu cả một ngày dài mà họ không nhận được bất cứ ánh sáng nào thì mọi việc sẽ càng tệ hơn. Ánh sáng mặt trời giúp điều chỉnh Melatonin và chu kì giấc ngủ của mỗi người.

Cùng một số nguyên nhân mang tính chủ quan khác chưa được trình bày.

III- Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người cao tuổi?

Giấc ngủ của bạn sẽ bắt đầu có sự thay đổi khi bạn bước vào tuổi 60 và hầu hết trường hợp điều đó là hiện tượng bình thường, không đáng quan ngại. Có thể bạn thức dậy giữa đêm hoặc ngủ không ngon bởi ảnh hưởng của các bệnh người già như đau khớp, tiểu tiện, cao huyết áp v.v…

Tuy nhiên, người cao tuổi cần chú ý nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và thiếu ngủ vì điều đó sẽ có hại cho sức khỏe và tinh thần. sau đây là những gợi ý về 5 cách cải thiện chất lượng giấc ngủ dành riêng cho người trên 60 tuổi:

1- Hiểu cách giấc ngủ thay đổi

Sự thật là khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra lượng hormone tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tuổi trưởng thành, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác ngủ sâu. như vậy, người cao tuổi sẽ thường xuyên trải qua các giấc ngủ bị phân mảnh ra và thức dậy nhiều hơn về ban đêm. ngoài ra, họ cũng có thể có các biểu hiện thay đổi về giấc ngủ như sau:

    Bắt đầu muốn đi ngủ sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.

Trong phần lớn trường hợp, sự thay đổi trên là hoàn toàn bình thường. Người cao tuổi có thể tự ý thức và thích ứng với nó, miễn là vẫn có đủ số tiếng ngủ hàng ngày. Tuy nhiên, nếu đi kèm với thay đổi đó là các biểu hiện dưới đây thì có khả năng ông/bà của bạn đã bị chứng rối loạn giấc ngủ:

    Cảm thấy rất mệt mỏi nhưng không thể ngủ được.

Khi có những triệu chứng trên, bạn nên đưa người già đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

2- Xác định các vấn đề tiềm ẩn

Cũng có không ít trường hợp người già mất ngủ (hoặc khó ngủ) do nguyên nhân cơ bản, có thể điều trị được nếu sớm phát hiện được nguyên nhân. bằng cách xác định được các vấn đề tiềm ẩn, giấc ngủ của người cao tuổi sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

Các nguyên nhân có thể xảy ra, ảnh hưởng đến giấc ngủ bao gồm:

    Các trạng thái tâm lí không tốt như căng thẳng, lo lắng, hồi hộp, khó chịu v.v…

Bạn nên đưa người già đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán ra nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

3- Cải thiện thói quen khi ngủ

Trong nhiều trường hợp, người cao tuổi hoàn toàn có thể cải thiện giấc ngủ của mình bằng cách giải quyết các vấn đề về cảm xúc và thay đổi thói quen xoay quanh giấc ngủ trở nên lành mạnh hơn. dưới đây là một số ý bạn có thể tham khảo.

Khuyến khích ngủ nhiều vào ban đêm:

    Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn việc sản xuất melatonin – hormone gây buồn ngủ. Hãy tắt đèn (hoặc sử dụng bóng đèn có công suất thấp) và để cơ thể được thả lỏng.

Giữ thói quen đi ngủ đều đặn:

    Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định trong ngày sẽ giúp cho cơ thể quen dần với chuyện đó, không cảm thấy khó khăn nhiều khi vào giấc ngủ.

Ngủ trưa đúng cách:

    Những giấc ngủ trưa ngắn (5-15 phút) hoàn toàn có thể cải thiện được sự tỉnh táo và quá trình phục hồi trí nhớ của người cao tuổi. Lưu ý, chỉ ngủ trưa dưới 45 phút nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, không nên ngủ nhiều hơn vì bạn sẽ bị mất giấc ngủ vào buổi tối.

4- Ăn kiêng và tập thể dục

Ăn kiêng và tập thể dục là 2 trong số những thói quen vào ban ngày có ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ của người lớn tuổi. tham khảo cách ăn kiêng và tập thể dục để cải thiện giấc ngủ ngay dưới đây.

Cách ăn kiêng để cải thiện giấc ngủ cho người lớn tuổi:

    Tránh dùng đồ ăn thức uống có chứa nhiều cafein như soda, cà phê, socola, trà…vào cuối ngày. Đặc biệt là rượu, uống rượu trước khi ngủ sẽ khiến cho bạn rất khó ngủ.

Cách tập thể dục để khắc phục vấn đề giấc ngủ người già:

Tập thể dục là một hoạt động giúp giải phóng các chất hóa học trong cơ thể, giúp thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn. ngay cả khi tuổi tác khiến bạn gặp vấn đề về di chuyển thì cũng còn vô số hoạt động mà bạn có thể thực hiện như bơi lội, khiêu vũ, golf, đi xe đạp, chạy bộ v.v…

Bên cạnh đó, bài tập thể dục nhịp điệu dành riêng cho người cao tuổi cũng mang đến những hiệu quả đáng ghi nhận. Cụ thể:

    Mỗi bài tập kéo dài 20 phút, mỗi buổi tập từ 30-40 phút.

5- Giảm căng thẳng tinh thần

Những căng thẳng vào ban ngày cũng chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng giấc ngủ kém chất lượng vào ban đêm. vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tập buông bỏ những suy nghĩ và lo lắng khi đến gần giờ ngủ. nếu cảm thấy khó thực hiện, bạn có thể theo dõi những mẹo nhỏ sau đây:

    Ghi lại những lo lắng chưa giải quyết được của bạn trong 1 cuốn sổ để giải quyết sau, cách này thực sự hữu hiệu.

Và khi bạn già đi, việc đột ngột thức dậy vào lúc nửa đêm là hết sức bình thường. Khi cảm thấy khó ngủ trở lại, bạn có thể thực hiện các cách sau:

    Đừng để bản thân quá căng thẳng, hãy nghĩ nếu thật sự không thể ngủ được cả đêm thì cũng không sao. Đừng để căng thẳng khiến cho bạn khó chìm vào giấc ngủ lần nữa.

Trên đây là thông tin tham khảo về việc giải quyết tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi. trong trường hợp những nỗ lực của bạn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ không thu được kết quả, hãy ghi lại nhật ký giấc ngủ của mình và đưa cho bác sĩ xem xét.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/5-cach-cai-thien-chat-luong-giac-ngu-tuyet-voi-cho-nguoi-lon-tuoi.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu của Mỹ cho thấy chiết xuất từ bông cải xanh, bắp cải và súp lơ có thể giúp cải thiện một số triệu chứng về rối loạn hành vi và xã hội ở những người bị tự kỷ.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Em năm nay 22 tuổi, dưới ngực bên trái của em có xuất hiện 1 cục nhỏ, kích thước khoảng bằng đầu ngón tay, có thể di chuyển. Em không thấy đau hay biểu hiện bất thường gì. Nhưng gần đây thấy thông tin áo ngực có độn chất gây ung thư, không biết em có bị ung thư vú hay không vì em cũng ham rẻ mà mặc mấy loại áo đó... Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Mangyte. Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Linh - linh318…@gmail.com)
  • Xoa bóp bấm huyệt làm trong giai đoạn có tê, đau, khó chịu, cứng khớp vùng cổ gáy có hiệu quả tốt
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY