Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

5 Cách chữa viêm họng bằng tỏi này bạn đã thử qua chưa?

Chữa viêm họng bằng tỏi có thể khắc phục được các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dùng tỏi chữa...

để chữa viêm họng hạt bằng tỏi, bạn có thể kết hợp nó với sữa, dùng tỏi để ngâm giấm, ăn tỏi chữa viêm họng… những bài Thu*c này đều mang lại tác dụng tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn 5 cách chữa viêm họng hạt bằng tỏi được dùng phổ biến. 

Vì sao có thể chữa viêm họng bằng tỏi?

Không chỉ được dùng làm gia vị để chế biến các món ăn, tỏi còn là vị thảo dược dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: cảm lạnh, cảm cúm, chữa thấp khớp, các bệnh lý về đường tiêu hóa… đặc biệt chữa viêm họng hạt bằng tỏi là phương pháp an toàn, hiệu quả. vậy vì lý do gì mà tỏi lại có thể chữa được chứng bệnh này và các bệnh lý khác?

Theo ghi chép từ Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, có tác dụng giải độc, làm ấm tỳ vị, giải độc, sát trùng… Do đó, nó đã được dân gian sử dụng từ lâu để chữa nhiều bệnh về đường hô hấp và đường ruột như rối loạn tiêu hóa, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, sốt…

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng, trong củ tỏi có chứa rất nhiều các loại chất kháng sinh, nhất là allicin. Thêm vào đó, các chất glucogen, aliin, fitonxit… cũng có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn, chống viêm. Ngoài ra, loại củ này còn chứa một hàm lượng lớn các vitamin như A, B, C, D, cacbon, inulin, fitoxterin cùng nhiều khoáng chất khác rất cần thiết cho cơ thể như: Canxi, photpho, iot, magie, các nguyên tố vi lượng…

Chính vì những lý do trên mà ta thấy, chữa viêm họng bằng tỏi sẽ mang đến tác dụng tốt. nó còn là cách chữa trị an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân. do đó, nếu đang bị viêm họng hạt, bạn hoàn toàn có thể tham khảo phương pháp này để chữa bệnh cho bản thân.

5 cách chữa viêm họng bằng tỏi bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm họng hạt bằng tỏi là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong dân gian và được lưu truyền cho đến tận bây giờ. sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn 5 cách chữa viêm họng bằng tỏi được nhiều người sử dụng:

1. Dùng tỏi ngâm giấm chữa viêm họng

Không chỉ được dùng để điều trị viêm họng, chữa viêm họng hạt bằng tỏi ngâm giấm cũng là phương pháp hiệu quả, tương đối dễ làm. bởi ngoài tỏi thì giấm cũng có khả năng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. do đó, khi kết hợp 2 loại này với nhau thì hiệu quả sẽ càng tăng lên. để áp dụng cách chữa trị này, bạn thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: 10g tỏi, giấm

+ Cách thực hiện:

    Tỏi bóc vỏ, cho vào lọ thủy tinh.

2. Ăn tỏi nướng điều trị viêm họng

Một trong những cách vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện đó chính là ăn tỏi chữa viêm họng. bạn có thể thực hiện bài Thu*c này theo cách sau:

Lấy khoảng 3 – 4 nhánh tỏi không cần bóc vỏ cho vào bếp và nướng cho thật cháy. sau đó, đưa chúng ra và bóc hết phần vỏ cháy bên ngoài, tách lấy phần bên trong. cho chúng vào chén, thêm ít nước ấm vào rồi nghiền nát tỏi ra. uống nước tỏi này sẽ giúp làm giảm các biểu hiện bệnh viêm họng như đau rát, khản cổ họng.

3. Chữa viêm họng bằng mật ong và tỏi

Trong số các bài Thu*c chữa viêm họng từ tỏi, đây chính là phương pháp mang lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng nhất. cách thực hiện bài Thu*c này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: Tỏi, mật ong nguyên chất.

+ Cách làm:

    Lấy một vài nhánh tỏi, bóc sạch vỏ rồi đem đi đập dập.

+ Cách dùng:

Dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê sẽ làm giảm được các cơn ho, giúp cổ họng dịu bớt và làm cho đờm dễ bị tống ra ngoài hơn.

4. Cách chữa viêm họng bằng rượu tỏi

Dùng rượu tỏi chữa viêm họng hạt không còn xa lạ gì đối với nhiều người. nhưng không có mấy ai biết cách pha chế để chúng mang đến tác dụng tốt. nếu còn chưa biết cách chữa viêm họng bằng rượu tỏi như thế nào cho hiệu quả, ngay sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện cách chữa trị này:

+ Chuẩn bị:

    40g tỏi khô đã bóc vỏ

+ Cách thực hiện:

    Đem tỏi đã chuẩn bị mang đi thái nhỏ, cho vào một cái bình hoặc lọ thủy tinh. Sau đó, đổ đầy rượu vào để ngâm.

+ Cách dùng:

    Uống rượu tỏi 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 40 giọt. Khi sử dụng, bạn nên pha với chút nước ấm cho dễ uống và cũng để làm giảm bớt mùi hôi khó chịu của nó. Dùng vào buổi sáng trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ để mang đến tác dụng tốt nhất.

5. Kết hợp tỏi và sữa để điều trị bệnh viêm họng

Nếu không thể ăn được tỏi vì mùi hăng của nó, bạn có thể dùng tỏi kết hợp với sữa để sử dụng. Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: Tỏi, sữa

+ Cách thực hiện:

    Lấy 3 – 4 nhánh tỏi bóc vỏ, giã nát.

+ Cách dùng: 

Khi uống sữa tỏi chữa viêm họng, bạn nên uống từng ngụm. mỗi ngày dùng khoảng 2 – 3 cốc để mang lại hiệu quả tốt. vì đây là phương pháp an toàn, do đó bạn có thể áp dụng cho cả trẻ con.

Cần lưu ý gì khi chữa viêm họng bằng tỏi?

Thông tin thêm: Cách chữa viêm họng bằng quả lê này sẽ làm muốn thử ngay

Tuy là phương pháp an toàn, nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân không thể áp dụng cách chữa trị bằng tỏi. vì nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. cụ thể như sau:

    Người bị nội nhiệt, âm hư, đau mũi, đau răng, viêm thận… không được sử dụng tỏi để chữa viêm họng.

Trên đây là những cách điều trị bệnh viêm họng mà bạn có thể tham khảo. vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. do đó, bạn không được chủ quan mà cần phải đi thăm khám và điều trị sớm nếu có biểu hiện bất thường.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-hong-bang-toi)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY