Sức khỏe hôm nay

5 điều cha mẹ không bao giờ nên làm khi con thất bại trong thi cử

Việc con mình đạt kết quả kém trong các kỳ thi là điều khó chịu và khó khăn đối với các bậc phụ huynh. Nhưng dù các bậc cha mẹ có thất vọng đến đâu, cũng cần chú ý những điều không bao giờ nên làm.

1. Đừng đổ lỗi cho con

Ngay khi cha mẹ biết con mình bị điểm kém trong kỳ thi, nhiều người thường bắt đầu đổ lỗi cho con về thành tích kém. Các chỉ trích nhằm vào mọi thói quen của trẻ, chẳng hạn như dậy muộn vào buổi sáng, xem ti vi hoặc điện thoại quá nhiều.

Ngay cả khi buồn vì con thất bại trong kỳ thi, bạn cũng đừng nên đồ lỗi cho con vì thành tích kém - (Ảnh: Parentcircle).

Không đứa trẻ nào chuẩn bị cho một kỳ thi với ý định thi kém. Giống như người lớn, trẻ em cũng cần một chút giải trí và dành thời gian cho bản thân. Việc đổ lỗi cho trẻ có thể khiến chúng cảm thấy xấu hổ và khiến trẻ tự ti vào bản thân.

2. Không trừng phạt bằng roi vọt

Một số bậc cha mẹ rất buồn và tức giận trước tin con mình thất bại đến nỗi họ không thể ngăn mình cầm gậy. Trong cơn tức giận, họ đã đánh con mình đến bầm tím. Trên thực tế, một số cha mẹ tức giận đến mức đánh con chỉ bằng một hành động khiêu khích nhỏ nhất.

Trong khi những đứa trẻ còn quá non nớt để hiểu được tác động của việc thất bại trong các kỳ thi. Đánh không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất và những vết sẹo về mặt tinh thần mà còn củng cố cho trẻ rằng việc dùng vũ lực khi ai đó phạm lỗi là hoàn toàn có thể.

3. Không so sánh với đứa trẻ khác

Khi con thất bại trong các kỳ thi, cha mẹ thường dùng đến việc so sánh con với bạn bè cùng trang lứa hoặc những học sinh đạt thành tích cao khác. So sánh và coi thường một đứa trẻ làm giảm lòng tự trọng và giá trị của bản thân khiến chúng cảm thấy mất niềm tin.

Nếu việc so sánh con cái trở thành thói quen của cha mẹ, điều đó có thể khiến đứa trẻ phát triển thái độ xa cách với cha mẹ.

4. Không mặc định con mình là kém

Sau khi con thi trượt hoặc chứng tỏ bản thân không có khả năng đạt điểm cao, một số bậc cha mẹ thường dán nhãn con mình là chẳng ra gì hoặc ngu ngốc.

Theo thời gian, khi cha mẹ sử dụng những từ như vậy thường xuyên, một đứa trẻ sẽ bắt đầu tin những gì cha mẹ đang nói và bắt đầu coi mình là con người như vậy.

Đừng cho rằng con mình kém cỏi chỉ vì một vài lần thất bại trong thi cử - (Ảnh: Parentcircle).

5. Không từ chối nói chuyện với trẻ

Thông thường, cha mẹ và các thành viên trong gia đình của trẻ đã lớn từ chối nói chuyện hoặc tham gia các hoạt động với chúng sau khi chúng thất bại trong kỳ thi quan trọng. Họ ra lệnh cho đứa trẻ ở trong phòng, không chỉ cắt đứt giao tiếp với gia đình mà còn với thế giới bên ngoài.

Bạn hãy nghĩ về bản thân, nếu thất bại trong một dự án, bạn sẽ muốn sếp quát mắng hay nói chuyện nhẹ nhàng với bạn. Tương tự, khi một đứa trẻ thất bại, nó cũng cảm thấy buồn phiền về thất bại đó.

Điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rằng con của mình đang cảm thấy buồn và nhẹ nhàng với con, động viên và khuyến khích con hoàn thành tốt hơn. La hét và trách mắng với trẻ vừa phản tác dụng, vừa lấy đi động lực học tập của chúng.

Một đứa trẻ bị điểm kém trong các kỳ thi cần sự hỗ trợ của cha mẹ để vượt qua khủng hoảng và thất vọng mà chúng đang phải trải qua. Để một đứa trẻ tự cô lập có thể khiến chúng cảm thấy chán nản và tuyệt vọng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó cũng có thể dẫn đến việc trẻ suy nghĩ quá mức hoặc tự tử.

Vì vậy, hãy đứng về phía con bạn và cố gắng hạn chế các tác động cảm xúc và tâm lý của thất bại lên con. Đồng thời, nói chuyện và cố gắng phân tích những lý do đằng sau thất bại, để chúng chuẩn bị tốt và làm tốt hơn vào lần sau.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/5-dieu-cha-me-khong-bao-gio-nen-lam-khi-con-that-bai-trong-thi-cu-30760/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY