12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

5 đồng bọn của ung thư phổi bạn nên biết mà đề phòng

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh khối u ác tính phổ biến nhất hiện nay. Tính riêng năm 2020, tại Việt Nam đã có tới 26.262 trường hợp mắc mới, đứng thứ hai sau bệnh ung thư gan.

Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh ung thư phổi không được cải thiện. Đâu là lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao như vậy? Có 5 yếu tố thúc đẩy bệnh ung thư phổi phát triển mà bạn nên biết để phòng ngừa.

1. Hút thuốc

Hút thuốc vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, và 2/3 số ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu có liên quan đến hút thuốc.

Có 5 yếu tố thúc đẩy bệnh ung thư phổi phát triển mà bạn nên biết để phòng ngừa.

Trong thuốc lá có hàng trăm chất độc hại, 69 chất đã được xác định là chất gây ung thư, nếu không kiểm soát được số lượng người hút thuốc lá, không kiểm soát được việc tiếp xúc với khói thuốc thì cuối cùng các bệnh do thuốc lá gây ra vẫn sẽ không thuyên giảm. Đặc biệt là bệnh ung thư phổi.

2. Ô nhiễm ngoài trời

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi tiếp tục tăng cao liên quan đến ô nhiễm khí quyển, quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa các thành phố tiếp tục kéo theo môi trường chúng ta đang sống cũng bị ô nhiễm. Đặc biệt là ô nhiễm không khí, đất, nước và thực phẩm đang thúc đẩy bệnh ung thư xảy ra.

3. Ô nhiễm trong nhà

Nhiều người không biết rằng, mức độ của một số chất ô nhiễm trong nhà còn cao hơn nhiều so với ngoài trời, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde trong nhà mới, rất có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, việc sử dụng dầu ăn nhiều lần trong quá trình nấu nướng, cấu trúc bếp thiếu thông thoáng, không sử dụng máy hút mùi đúng cách thường gây ô nhiễm bếp và làm trầm trọng thêm tình trạng ung thư phổi.

4. Dân số già

Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người dân cả nước đã đạt 73 tuổi, dân số già đi cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ngày càng tăng. Tỷ lệ mắc các bệnh ung thư như ung thư phổi, tim mạch, mạch máu não và các bệnh về đường hô hấp là tất cả đều đang trên đà phát triển.

5. Ô nhiễm tâm lý

Không chỉ virus, các yếu tố vật lý và hóa học, di truyền hoặc nhiễm trùng mới dẫn đến bệnh tật, mà các yếu tố tâm lý như tính cách và cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của ung thư. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng cảm xúc xấu có khả năng gây ra ung thư và cũng ảnh hưởng đến điều trị ung thư.

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng cảm xúc xấu có khả năng gây ra ung thư và cũng ảnh hưởng đến điều trị ung thư.

Đối với nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi, cần làm tốt công tác tầm soát ung thư phổi. Theo các chuyên gia, các nhóm nguy cơ cao chính là:

- Người hút thuốc từ 30 gói trở lên mỗi năm (kể cả những người đã hút trên 30 gói nhưng đã bỏ thuốc dưới 15 năm).

- Những người sống và làm việc với 1 người hút thuốc trong thời gian dài và hút thuốc thụ động trên 20 năm.

- Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

- Cha mẹ, con cái hoặc anh chị em ruột đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.

- Những người có tiền sử phơi nhiễm nghề nghiệp hơn 1 năm (bao gồm tiếp xúc với amiăng, silicon, radon, bồ hóng,…).

Như vậy, có lối sống lành mạnh và tránh các nguồn ô nhiễm không khí sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi. Hãy chú ý!

Xem thêm: Đây là tình trạng bệnh tim nguy hiểm hơn cả ung thư và những dấu hiệu bạn cần biết

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/5-dong-bon-ung-thu-phoi-ban-nen-biet-ma-de-phong-35852/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY