12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

5 hướng dẫn ăn uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Bản thân bệnh tiểu đường không có gì ghê gớm, chỉ cần kiểm soát được đường huyết là có thể sống được với bệnh.

Trong những năm gần đây, mức sống của người dân thực sự đã được nâng lên đáng kể, cơ cấu khẩu phần ăn cũng được cải thiện đáng kể, nhưng đồng thời, nhiều người lại mắc các bệnh mãn tính khác nhau, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Căn bệnh này đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của rất nhiều người.

Tại Việt Nam, số liệu cho thấy hiện có trên 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường và dự báo con số này sẽ tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2045.

Bản thân bệnh tiểu đường không có gì ghê gớm, chỉ cần kiểm soát được đường huyết là có thể sống được với bệnh. Tuy nhiên hầu hết mọi người thường kiểm soát đường huyết kém, dễ dẫn đến đến các bệnh về mắt, bệnh thận, và các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Trên thực tế, phần lớn nguyên nhân thường là do thói quen ăn uống không đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường mà mọi người nên biết.

1. Kiểm soát tổng lượng calo

Kiểm soát tổng lượng calo hàng ngày để duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng, chẳng hạn như một người lớn hoạt động vừa phải, 25 kcal cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Kiểm soát tổng lượng calo hàng ngày để duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng.

Đối với thanh thiếu niên đang lớn, phụ nữ có thai, cho con bú hoặc kết hợp với những người mắc các bệnh suy mòn khác có thể tăng lượng calo một cách thích hợp, đồng thời những người thừa cân béo phì nên giảm lượng calo ăn vào.

2. Tỷ lệ ba chất dinh dưỡng cần hợp lý

Tỷ lệ chất béo, chất đạm và chất đường phải hợp lý để 3 chất dinh dưỡng chủ yếu mà bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ cho phù hợp. Tổng lượng calo được quy định là chất béo chiếm 30%, chất đạm chiếm 16% và chất đường (carbs) chiếm từ 55% đến 60%.

Đặc biệt là chất đạm, lượng tiêu thụ hàng ngày chỉ nên giới hạn ở 0,8 gam cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

3. Hạn chế ăn chất béo và cholesterol

Lượng chất béo hàng ngày không được quá 30% tổng lượng calo hàng ngày, chủ yếu là axit béo không no. Lượng cholesterol ăn vào hàng ngày không quá 300 mg. Bất kể bệnh nhân tiểu đường già hay trẻ, không thể không chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, bơ hay nội tạng động vật.

4. Hạn chế ăn natri

Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn quá nhiều muối. Ăn quá nhiều muối dễ dẫn đến huyết áp cao, do đó lượng muối ăn vào hàng ngày không nên quá 3 gam. Nếu bị huyết áp cao thì bạn nên ăn muối ít hơn hơn 2 gam mỗi ngày.

Ăn quá nhiều muối dễ dẫn đến huyết áp cao, do đó lượng muối ăn vào hàng ngày không nên quá 3 gam.

5. Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn và tăng số lượng bữa ăn

Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu cao nhất sau bữa ăn. Điều này cực kỳ có lợi cho việc kiểm soát tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống hợp lý và lối sống điều độ, bệnh tiểu đường hoàn toàn được kiểm soát và chung sống lâu dài mà không gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Xem thêm:

4 biểu hiện này có thể là lời nhắc nhở với phái nữ rằng estrogen đang cạn kiệt

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/5-huong-dan-an-uong-tot-cho-benh-nhan-tieu-duong-34512/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY