Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói, không những gây đau bụng, tiêu chảy mà còn bào mòn dạ dày của bạn

Để sinh tồn, con người cần phải ăn, tuy nhiên, ăn uống sai cách có thể khiến bạn càng trở nên ốm yếu, bệnh tật nhiều hơn. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn khi đói bụng kẻo rước bệnh vào người.

Chế độ ăn uống là một điều vô cùng quan trọng, một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe. Tất nhiên, đôi khi bạn sẽ ăn uống sai cách, dẫn đến tổn thương cơ thể, nhưng tốt nhất là hạn chế việc làm đó lại, nếu không bạn sẽ trở nên ngày càng ốm yếu, nhiều bệnh tật.

Một trong những cách ăn uống sai thường gặp là chọn sai loại thực phẩm khi đói bụng. dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn lúc này kẻo rước bệnh vào người.

1. Khoai lang

Trước kia, khoai lang được coi là loại lương thực chính, nó có thể giúp bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe cho con người, thậm chí ở một số quốc gia, người ta coi khoai lang là "thực phẩm trường thọ".

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, việc ăn khoai lang cũng không nên tùy tiện, nhất là không nên ăn nhiều khi đói bụng. Điều này là bởi ăn nhiều khoai lang có thể gây trướng bụng, đầy hơi, dễ tạo ra hiện tượng trào ngược axit dạ dày và ợ chua, đặc biệt nguy hiểm cho những người bị khó chịu về đường tiêu hóa. Nếu duy trì tình trạng trên trong thời gian dài thì nó sẽ là mối nguy hiểm lớn tiềm ẩn cho dạ dày.

2. Quả hồng

Nhiều người thích quả hồng chín bởi nó có vị ngọt, không bị chát lại có tác dụng bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn hồng cũng có những lưu ý nhất định, đặc biệt là không ăn nó khi bụng đói.

Hồng là loại trái cây chứa nhiều axit tannic, loại axit này đi vào cơ thể con người với lượng lớn sẽ liên tục gây kích thích đường tiêu hóa, tạo ra cảm giác khó chịu càng dữ dội hơn, thậm chí ăn hồng khi bụng đói còn có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

3. Táo gai

Táo gai có vị chua rất tốt để tạo cảm giác ngon miệng, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm không nên ăn khi đói bụng.

Thực tế, táo gai cũng chứa nhiều axit tannic và hàng loạt các loại axit hữu cơ khác như axit maslinic, axit ascorbic… những chất chua này có tác dụng kích ứng tương đối mạnh với dạ dày. Nếu được ăn khi bụng đói, nó sẽ kích thích mạnh hơn đến niêm mạc dạ dày khiến cho dạ dày bị đầy hơi, gây khó chịu nghiêm trọng. Vì lý do này, bạn không nên ăn táo gai khi bụng đói.

4. Đường

Điều này nghe có vẻ vô lý bởi thông thường khi bạn cảm thấy đói bụng, chỉ cần ăn một viên đường, vị ngọt sẽ khiến bạn cảm thấy rất tuyệt và xua tan ngay cảm giác đói, tại sao không nên ăn khi đói bụng?

Khi đói, việc ăn đường vào lúc này có thể ảnh hưởng, biến động lớn đến lượng đường trong máu. Hơn nữa, bản thân đường cũng là một loại thực phẩm có tính axit, nếu ăn vào sẽ kích thích dạ dày của bạn, không có lợi cho sức khỏe.

5. Mật ong

Tương tự như đường, nhiều người cũng thích uống mật ong khi đói bụng. Tuy nhiên, việc ăn mật ong khi đói bụng có thể khiến dạ dày tiết quá nhiều axit và gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Do đó, tốt nhất bạn nên pha mật ong với nước ấm để uống sau bữa ăn 1 giờ. Ăn mật ong khi bụng đói thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe đường tiêu hóa.

Theo Bie/Pháp luật Bạn đọc

Link bài gốc Lấy link

https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/5-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-nen-an-khi-bung-doi-khong-nhung-gay-dau-bung-tieu-chay-ma-con-bao-mon-da-day-cua-ban-162211506090330816.htm?fbclid=IwAR26VU0hzF1lmHa0sDTFySyOYyIWp3azhr6HPBpcJhIpQVIv3hkawEE5WHI

Theo Bie/Pháp luật Bạn đọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-nen-an-khi-bung-doi-khong-nhung-gay-dau-bung-tieu-chay-ma-con-bao-mon-da-day-cua-ban/20210620102847170)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY