12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

5 loại trà thảo dược tự nhiên giúp giảm hiệu quả axit uric trong máu

Để điều trị, thông thường thường người ta sử dụng các loại thuốc làm giảm bớt mức sản xuất axit uric và các thuốc chống viêm. Tuy nhiên, trường hợp nhẹ hơn có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống phù hợp để giảm loại axit này.

Axit uric được hình thành trong cơ thể nhờ quá trình phân hủy các nhân purin. Sau đó được hòa tan trong máu và được đưa đến thận để thải ra ngoài cơ thể qua đường tiết liệu. Nồng độ axit uric cao có thể gây ra các rối loạn về sức khỏe.

Tuy nhiên, đôi lúc có những khó khăn khi thực hiện quá trình này, vì cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc làm giảm khả năng bài tiết axit uric. Từ đó dẫn đến rối loạn được gọi là tăng axit uric máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về khớp như bệnh gút.

Để điều trị, thông thường thường người ta sử dụng các loại thuốc làm giảm bớt mức sản xuất axit uric và các thuốc chống viêm. Tuy nhiên, trường hợp nhẹ hơn có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống phù hợp để giảm loại axit này.

Mặc dù sự tích tụ axit uric ban đầu không được chú ý nhưng theo thời gian nó có thể gây viêm khớp và các cơn đau. Do đó, nếu các xét nghiệm máu của bạn cho thấy nồng độ axit uric cao thì điều cần thiết là phải tuân theo một số phương pháp điều trị để điều chỉnh.

Biện pháp tự nhiên giúp giảm axit uric trong máu bao gồm các loại trà thảo dược, kích thích chức năng thận để tạo điều kiện bài tiết axit uric qua nước tiểu.

1. Trà gừng

Gừng chứa các chất dinh dưỡng chống viêm có thể làm giảm sự khó chịu từ các căn bệnh do viêm khớp gây ra.

Các bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng trà gừng có tác dụng làm giảm cơn đau liên quan đến sự tích tụ axit uric ở các khớp. Mặc dù cần có thêm bằng chứng để khẳng định chắc chắn các tác dụng này, phương thuốc này là một lựa chọn tốt để bổ sung cho việc điều trị các bệnh như bệnh gút.

Gừng chứa các chất dinh dưỡng chống viêm có thể làm giảm sự khó chịu từ các căn bệnh do viêm khớp gây ra.

Bạn có thể uống một tách trà vào giữa buổi sáng và sau đó có thể uống thêm một hoặc hai lần trong suốt cả ngày. Uống trà gừng trong 15 ngày liên tiếp, sau đó nghỉ ngơi trong một tuần và bắt đầu lại.

2. Trà cần tây

Trà cần tây là phương thuốc hữu ích để giảm nồng độ axit uric trong máu. Trong nhiều năm, nó đã là một trong những chất bổ sung tốt nhất chống lại bệnh gút và các vấn đề về đường tiết niệu.

Uống một tách trà cần tây hai lần một ngày khi bụng đói và uống ít nhất ba lần một tuần để cho hiệu quả tốt nhất.

3. Trà tầm ma

Cây tầm ma (Urtica dioica) tạo điều kiện cho thận loại bỏ axit uric bằng cách thúc đẩy hoạt động thanh lọc.

Phương thuốc thảo dược này được sử dụng theo cách truyền thống cho các vấn đề như bệnh gút và đau khớp. Nó có đặc tính lợi tiểu giúp thúc đẩy chức năng thận để tăng sản xuất nước tiểu và giảm nồng độ axit uric.

Cây tầm ma (Urtica dioica) tạo điều kiện cho thận loại bỏ axit uric bằng cách thúc đẩy hoạt động thanh lọc.

Để có hiệu quả, hãy uống một tách trà tầm ma giữa buổi sáng trong 15 ngày liên tiếp.

4. Trà Atiso đỏ (Hibiscus)

Một trong những loại trà thảo dược truyền thống để giảm nồng độ axit uric là trà Atiso đỏ. Loại cây này có tác dụng làm giảm sự tích tụ axit uric trong máu và ngăn chặn sự lắng đọng trong các khớp.

Uống một tách trà này khi bụng đói và nên dùng trong 20 khoảng ngày cho một liệu trình.

5. Trà bồ công anh

Thức uống này là một loại thuốc lợi tiểu mạnh giúp thúc đẩy thận thải axit uric. Trà bồ công anh có công dụng rất tốt cho sức khỏe của thận. Do đặc tính lợi tiểu, nó làm tăng sản xuất nước tiểu và tạo điều kiện cho việc trục xuất các chất thải ra khỏi cơ thể.

Mặc dù nó không phải là một phương thuốc đã được chứng nhận trong điều trị bệnh gút, nhưng uống trà bồ công anh có thể giúp kiểm soát chứng tăng axit uric máu.

Nên uống loại trà này hai đến ba lần mỗi ngày khi bụng đói và uống trong 15 ngày.

Thức uống này là một loại thuốc lợi tiểu mạnh giúp thúc đẩy thận thải axit uric.

Các loại trà thảo dược trên đây có tác dụng khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào thể trạng cụ thể.

Tuy nhiên, trà thảo dược có thể được coi là một thức uống bổ sung cho bất kỳ phương pháp điều trị nào. Tất nhiên, để sử dụng chúng một cách an toàn, điều cần thiết là phải tham khảo các tác dụng phụ hoặc chống chỉ định trước khi sử dụng.

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/5-loai-tra-thao-duoc-tu-nhien-giup-giam-hieu-qua-axit-uric-trong-mau-29232/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY