Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 món ăn cho người già răng yếu: đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng

Những món ăn cho người già răng yếu thường mềm, dễ nhai, dễ nuốt nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn phù hợp, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Đối với người cao tuổi thì chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. điều này là do các cơ quan trong cơ thể đang dần lão hóa khiến hệ thống tiêu hóa yếu đi nhưng nhu cầu dinh dưỡng vẫn cần được bảo đảm.

Chính vì vậy, việc lựa chọn các món ăn cho người già răng yếu với cách chế biến để thực phẩm trở nên mềm, dễ nuốt... trở nên thiết yếu.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, điều quan trọng trong chế độ ăn uống là đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng. Các món ăn nên được chế biến theo cách hấp luộc và không nên chiên xào để giữ nguyên các vitamin và khoáng chất có trong đồ ăn.

Các loại rau và quả rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, các loại rau và hoa quả cũng cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi. hàm lượng chất xơ có nhiều trong rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết.

Ngoài ra, người cao tuổi cần được giảm áp lực cho dạ dày vào ban đêm, ăn ít đi vào buổi tối do quá trình tiêu hóa thường diễn ra dài hơn và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng kém hơn. thức ăn nên được chế biến mềm, không chọn các loại thực phẩm quá cứng vì sẽ không tốt cho răng và hệ tiêu hóa.

Người cao tuổi không nên ăn quá mặn, ăn nhiều đường và hạn chế uống nước ngọt. Ăn mặn hoặc ăn quá nhiều đường có thể gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp… Chất béo cũng nên được hạn chế vì nếu bị thừa chất béo sẽ dễ tăng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người…

2. Thực đơn mẫu với 5 món ăn cho người già răng yếu đơn giản, dễ làm tại nhà

2.1. Măng tây xào tôm

Măng tây có chứa của một lượng lớn chất xơ, giàu folate có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm khớp.

Không những thế, măng tây cũng có chứa nhiều rutin có đặc tính chống viêm, được sử dụng để điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa đông máu, củng cố các mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol và duy trìsức khỏetim mạch.

Măng tây xào tôm rất giàu dinh dưỡng cho người cao tuổi (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm măng tây 300 g, tôm tươi 200 g, tỏi băm, dầu, nước mắm, tiêu… Tôm rửa sạch lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen trên lưng rồi ướp muối, tiêu… Măng tây rửa sạch, lấy phần non cắt khúc chẻ đôi sau đó chần sơ qua nước sôi với chút muối rồi vớt ra xả lại nước lạnh, để ráo.

Đầu tiên cần phi tỏi và cho tôm vào xào. Chờ đến khi tôm gần chín thì cho tiếp măng tây vào đảo cùng. Sau đó nêm thêm gia vị và rắc thêm chút hành khô cho thơm.

2.2. Canh bí đỏ đậu xanh nấu thịt

Canh bí đỏ đậu xanh là một món ăn cho người già răng yếu rất dễ chế biến. các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm bí đỏ 500 g, thịt heo nạc 100 g, đậu xanh 50 g, hành lá, ngò, dầu, đường, nước mắm, tiêu, bột ngọt…

Bắt đầu với bí đỏ gọt vỏ, xắt miếng vừa ăn. Hành lá, ngò nhặt và rửa sạch rồi cắt nhỏ. Đậu xanh ngâm nước nóng. Thịt băm nhuyễn ướp với đầu hành lá giã nhỏ nước mắm, tiêu… Sau đó nấu sôi nước rối dùng muỗng múc từng viên thịt thả vào. Nước sôi lại cho đậu xanh, bí đỏ vào nấu vừa mềm. Nêm gia vị vừa ăn rồi đun cho tới khi bí đỏ chín mềm vừa ý. Rắc rau ngò, hành lá và ăn kèm với cơm nóng.

2.3. Bông bí nhồi thịt

Bông bí nhồi thịt là một món ăn dễ làm và chứa nhiều dinh dưỡng cho người lớn tuổi. các thực phẩm trong món ăn này đều rất mềm và dễ ăn với nguyên liệu đơn giản. nguyên liệu bao gồm bông bí 200 g, thịt nạc 100 g, tôm tươi 150 g, hành lá, dầu ăn, nước mắm, tiêu, đường…

Bông bí nhồi thịt mềm, dễ ăn phù hợp với người lớn tuổi (Ảnh: Internet)

Để chế biến, dùng kéo cắt bỏ nhụy của bông bí, bỏ cuống, rửa sạch và để ráo. Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen trên lưng rồi xắt hạt lựu. Thịt nạc băm nhuyễn, hành lá nhặt và rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím và tỏi đập dập, bóc vỏ, băm nhuyễn. Sau đó trộn đều tôm, thịt, hành lá với chút muối, đường, tiêu và ướp trong khoảng 30 phút.

Tiếp đến cần lấy nhụy trong bông bí và nhồi thịt vào bên trong. Sau đó đem chiên vàng trong chảo ngập dầu đến khi thấy vàng là được.

2.4. Cháo hoàng kỳ

Hoàng kỳ là một vị Thu*c quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Cháo hoàng kỳ được dùng cho người cao tuổi suy nhược cơ thể hoặc sau khi mắc bệnh dài ngày, ăn uống kém.

Nguyên liệu để nấu cháo bao gồm hoàng kỳ 30g, nhân sâm 4 – 8g (hoặc đảng sâm 10 – 15g), gạo tẻ 100 – 150g, đường trắng vừa đủ. các loại dược liệu thái lát hãm với nước, gạn lấy nước để sẵn. Khi cháo chín cho nước hoàng kỳ, nhân sâm và đường trắng vào, đun nhỏ lửa đến sôi. Người cao tuổi nên ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

2.5. Cháo củ mài

Củ mài là một loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như tinh bột, lipid,proteinvà chất nhầy cao. hơn thế nữa, trong củ mài còn chứa hàm lượng allantoin dồi dào có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các mô khỏe mạnh và rút ngắn thời gian chữa lành vết thương.

Cháo củ màu có thể được dùng cho người cao tuổi có tỳ vị hư, người mắc hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón. Để nấu cháo củ mài, cần nguyên liệu bao gồm củ mài 30g, gạo nếp 50g. Sau đó nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy khẩu vị. Cháo củ mài có thể ăn quanh năm, ăn vào các bữa phụ như sáng và tối và ăn nóng.

Theo Anh Dũng/Doanh nghiệp & Tiếp thị

Link bài gốc Lấy link

https://doanhnghieptiepthi.vn/5-mon-an-cho-nguoi-gia-rang-yeu-don-gian-nhung-giau-dinh-duong-161211210081633680.htm?fbclid=IwAR0rrEzvpAfIswXNHKEYs2VrpEw1B9Y2YiR7liJ2gtbgzk0-WWNCkBmh87I

Theo Anh Dũng/Doanh nghiệp & Tiếp thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-mon-an-cho-nguoi-gia-rang-yeu-don-gian-nhung-giau-dinh-duong/20211015084711592)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY