12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

5 thay đổi trên da là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường có xu hướng bị nhiễm trùng da. Nếu bạn bị nhiễm trùng da hoặc bất kỳ tình trạng da nào khiến bạn khó chịu, bạn cần đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính phát triển nhanh nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế cho biết trên toàn cầu có khoảng 425 triệu người bị bệnh đái tháo đường, con số dự kiến ​​sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045.

Những người bị bệnh tiểu đường có xu hướng bị nhiễm trùng da - (Ảnh: Freepik).

Tình trạng mãn tính này có thể do một số yếu tố gây ra

Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn, hệ thống chống nhiễm trùng của cơ thể, tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Các nhà khoa học cho rằng bệnh tiểu đường loại 1 là do gen và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như vi rút, có thể gây ra bệnh.

Bệnh tiểu đường loại 2, dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất - do một số yếu tố gây ra, bao gồm cả yếu tố lối sống và gen. Thừa cân, béo phì và lười vận động là nguyên nhân dẫn đến bệnh Đái tháo đường. Bệnh tiểu đường loại 2 thường bắt đầu với tình trạng kháng insulin, một tình trạng trong đó các tế bào cơ, gan và mỡ không sử dụng tốt insulin. Giống như trong bệnh tiểu đường loại 1, một số gen nhất định có thể khiến bạn phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hơn.

Bệnh tiểu đường thai kỳ hầu hết tự khỏi sau khi sinh con. Đôi khi thuốc hoặc thay đổi nội tiết tố cũng gây ra bệnh tiểu đường.

Mặc dù bệnh tiểu đường được gọi là kẻ giết người thầm lặng, tuy nhiên, cơ thể vẫn gửi cho chúng ta những tín hiệu cảnh báo để chúng ta có thể nhận ra. Da là một trong những cơ quan đầu tiên bắt đầu cho bạn thấy rằng bạn cần phải kiểm tra lượng đường trong máu và đến gặp bác sĩ.

Các dấu hiệu trên da có thể cho thấy bệnh tiểu đường:

Các mảng da màu vàng, đỏ hoặc nâu: Được gọi là lipoidica hoại tử, tình trạng da này bắt đầu như một vết sưng, trông giống như mụn nhọt. Theo thời gian, những nốt mụn này biến thành những mảng da cứng và sưng tấy. Vùng da này thường ngứa, bóng và đau khi chạm vào.

Cảm giác mịn như nhung trên các mảng da sẫm màu: Bạn có thể tìm thấy loại cảm giác này ở vùng da trên cổ. nách, bẹn hoặc những nơi khác. Đây là một dấu hiệu cho thấy có khả năng lượng insulin dư thừa trong máu của bạn. Tình trạng này được gọi là acanthosis nigricans và chủ yếu gặp ở những người tiền tiểu đường.

Mụn nước có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường - (Ảnh: Freepik).

Mụn nước: Người ta có thể thấy một vết phồng rộp lớn, một nhóm mụn nước hoặc cả hai xuất hiện trên các chi. Chúng căng phồng và chứa đầy chất lỏng. Chúng xuất hiện giống như những vết phồng rộp mà chúng ta mắc phải sau khi bị bỏng, và chúng được gọi là bệnh tiểu đường bóng nước, hoặc bệnh tiểu đường bullae. Nhưng mụn nước do bệnh tiểu đường gây ra có thể không đau. Khi bạn thấy tình trạng này, cần liên hệ với bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm. May mắn thay, điều này không xảy ra quá phổ biến. Mặc dù mụn nước thường phát triển ở những người không kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng một số người cũng thấy rằng mụn nước là triệu chứng đầu tiên họ gặp phải do bệnh tiểu đường hoặc thậm chí tiền tiểu đường.

Vết thương lâu lành: Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể dẫn đến lưu thông máu kém và tổn thương thần kinh. Lưu thông máu kém và các dây thần kinh bị tổn thương có thể khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương. Nếu vết thương của bạn mất nhiều thời gian hơn để chữa lành, hãy lưu ý và hành động trước khi chúng bắt đầu chuyển thành vết loét do tiểu đường. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường cũng gặp vấn đề với việc kích hoạt hệ thống miễn dịch. Bạn phải tạo thói quen kiểm tra bàn chân thường xuyên để tìm vết loét và vết thương hở.

Các mảng vảy màu vàng trên và xung quanh mí mắt: Sự tích tụ của cholesterol xấu LDL hoặc lượng chất béo cao trong máu có thể gây ra các mảng vảy màu vàng trên và xung quanh mắt. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể gây ra một tình trạng gọi là xanthelasma, cũng gây ra các mảng như vậy.

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, một tình dấu hiệu của bệnh tiểu đường nữa là da cứng hoặc dày lên ở ngón tay, ngón chân hoặc cả hai. Tên y học cho tình trạng này là chứng xơ cứng bì hệ thống. Bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu được kiểm soát kém trong nhiều năm có khả năng phát triển trạng thái này, có cảm giác như có viên sỏi trong đầu ngón tay. Trong một số trường hợp hiếm hoi, da ở đầu gối, mắt cá chân hoặc khuỷu tay cũng dày lên, gây khó khăn cho việc duỗi thẳng chân, hướng bàn chân hoặc gập cánh tay.

Bệnh tiểu đường là một tình trạng có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống đơn giản và dùng thuốc thường xuyên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là một điều cần thiết, cả nhà hãy chú ý những dấu hiệu bất thường về da để đưa ra sự điều trị kịp thời nhé.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/5-thay-doi-tren-da-la-dau-hieu-canh-bao-benh-tieu-duong-31050/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY