Sức khỏe hôm nay

5 thực phẩm dễ gây hóc nghẹn ở trẻ cha mẹ phải biết và mẹo để giữ an toàn

Khi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thử thức ăn mới, điều quan trọng là phải thận trọng với hình dạng và kích thước của chúng. Cha mẹ nên luôn đồng hành cùng trẻ khi ăn để đảm bảo trẻ nhai và nuốt một cách chính xác.

Trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ thử rất nhiều điều mới trong một khoảng thời gian ngắn. Chỉ khi chúng đã quen với một loại thức ăn, khi đó mới đến lúc chuyển chúng sang một thứ gì đó lớn hơn một chút.

Trong vòng một năm sau khi sinh, trẻ chuyển từ ăn thức ăn xay nhuyễn hỗn hợp sang thức ăn mềm nghiền, sau đó là thức ăn dạng viên, và cuối cùng là thức ăn dạng thanh.

Nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn có nguy cơ bị sặc vì đường thở của trẻ nhỏ hơn, chưa thuần thục nhai và nuốt đúng cách.

Có khoảng 300-400 ca tử vong do ngạt thở mỗi năm ở Anh, khoảng một nửa trong số đó là người lớn tuổi.

Khoảng 20 trẻ em dưới 10 tuổi đã tử vong do ngạt thở trong 4 năm qua, phần lớn ở độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi, thường là khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc.

Những nguy cơ gây nghẹt thở lớn nhất là bánh mì, rau sống, bánh quy giòn hoặc bánh gạo, đồ luộc, và nhiều thứ khác. Sự thật là bất cứ thứ gì cũng có thể là nguy cơ nghẹt thở, vì vậy điều quan trọng nhất là bạn phải biết sơ cứu khi bị nghẹt thở.

1. Các loại hạt

Các loại hạt là mối nguy hiểm gây nghẹt thở hàng đầu vì trẻ khó nuốt xuống miệng hơn. Các chuyên gia khuyên bạn nên đổi lấy các loại hạt đã nghiền nát. Theo dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS): “Không cho trẻ em dưới 5 tuổi ăn cả hạt”.

Các loại hạt là mối nguy hiểm gây nghẹt thở hàng đầu vì trẻ khó nuốt xuống miệng hơn.

2. Xúc xích

Khi bạn cho trẻ nhỏ xúc xích, đừng bao giờ cắt chúng thành từng miếng – đây là kích thước hoàn hảo để trẻ có thể bị mắc kẹt nếu nuốt phải.

Thay vào đó, bạn nên cắt xúc xích thành từng dải. Hãy cắt đôi chúng rồi cắt theo chiều dài hoặc càng mỏng càng tốt. Bạn cũng nên lột vỏ xúc xích để giúp chúng dễ nuốt hơn.

3. Bắp rang bơ

Bắp rang bơ là một trong những thứ gây nghẹt thở lớn nhất. Bắp rang bơ có thể mắc kẹt trong đường thở cũng như gây kích ứng. Vì vậy, không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn bỏng ngô.

Tất nhiên khi chúng lớn hơn, khoảng 4 hoặc 5 tuổi, chúng có thể ăn nó một cách an toàn hơn.

4. Kẹo dẻo

Vấn đề với kẹo dẻo là nếu nuốt cả viên, nó sẽ dễ dàng mắc kẹt trong đường thở. Độ đặc của kẹo dẻo khi trộn với nước bọt cũng rất dính, khiến trẻ khó nuốt xuống.

Nếu cho trẻ ăn kẹo dẻo, bạn hãy cắt kẹo dẻo thành những miếng nhỏ hơn. Tuy nhiên NHS cảnh báo: "Không cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhai kẹo cao su hoặc kẹo dẻo”. NHS không khuyến khích cho trẻ dưới 4 tuổi ăn thức ăn và đồ uống có đường.

5. Trái cây miếng lớn

Giống như mọi thực phẩm khác, không nên cho trẻ nhỏ ăn trái cây ở dạng khối. Điều đó bao gồm các loại trái cây như táo, dưa và chuối. Bạn hãy cắt lát và nạo nếu cho trẻ ăn táo. Bạn cũng nên nghiền, hấp hoặc ninh các loại trái cây có độ chắc.

Trái cây cứng hơn cần được nấu chín để làm mềm cho trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi. Từ 10 tháng trở lên, chúng sẽ kiểm soát được các loại thức ăn nghiền, vón cục, cắt nhỏ hoặc thức ăn cầm tay.

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị nghẹt thở - đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên hết sức lưu ý đến 5 nguy cơ nghẹt thở này để phòng tránh cho con mình.

Xem thêm: 10 triệu chứng của tăng lượng đường trong máu và cách kiểm soát

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/5-thuc-pham-de-gay-hoc-nghen-o-tre-cha-me-phai-biet-va-meo-de-giu-an-toan-35739/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY