12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

5 tín hiệu cảnh báo cơ thể đang bị stress, nếu bỏ qua bạn sẽ rơi vào trầm cảm và những nguy cơ về sức khỏe khác

Các dấu hiệu như hay quên, giật mí mắt, đau cơ... chính là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang bị stress. Nếu lơ là bỏ qua, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh tâm thần nguy hiểm về sau.

Stress tàn phá tinh thần và thể chất như thế nào?

Stress sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh tật như: tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch...

Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần của một người. Stress được sinh ra khi cơ thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi nào đó. Cụ thể là:

  • Yếu tố bên ngoài: Các sự kiện lớn trong cuộc sống như mất việc, mất người thân, mâu thuẫn gia đình, bạn bè hoặc do môi trường như: khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm...

  • Yếu tố bên trong: Xảy ra do bản thân tự tạo áp lực cho chính mình như những kỳ vọng không thực tế, tự tiêu cực với bản thân hoặc sử dụng quá nhiều chất kích thích như cồn, cafein và thiếu ngủ liên tục.

Khi gặp các yếu tố gây stress, cơ thể sẽ tiết ra các loại hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên. Theo tâm lý học, stress chính là là một hiện tượng áp lực dồn ép. Nếu áp lực ở cường độ thấp, đó có thể là một điều tốt - còn gọi là stress tích cực đóng vai trò như một động lực kích thích tinh thần, giúp người đó có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, nếu áp lực quá lớn sẽ dẫn đến cảm xúc lo âu, bị dồn ép, không thoải mái - được coi là stress tiêu cực. Tình trạng stress tiêu cực lâu ngày sẽ dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe như:

  • Về tinh thần: Luôn cảm thấy bản thân không thể hoàn thành công việc, lo lắng, bồn chồn, thiếu động lực, cáu gắt, buồn bã từ đó có thể dẫn đến trầm cảm hoặc rối loạn thần kinh.

  • Về thể chất: Tình trạng stress kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu. Nếu nồng độ cholesterol vượt quá giới hạn cho phép có thể sẽ tích tụ lại tại các thành mạch gây xơ vữa, kích thích hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch. Từ đó có thể dẫn đến các bệnh như: suy tim, nhồi máu cơ tim...

Nhận diện 5 dấu hiệu stress để có cách phòng ngừa hợp lý

Để kiểm soát stress, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh lý gây ra từ stress, các chuyên gia khuyên bạn luôn chú ý đến 5 dấu hiệu sau đây:

1. Đau cơ: Đây là tình trạng hay gặp ở dân văn phòng. Khi bị đau cơ, đặc biệt là phần cổ, hầu hết mọi người nghĩ đó là da mình ngồi làm việc trước máy tính quá nhiều. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của stress. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thả lỏng cơ thể, và hít thở thật sâu từ 5 - 10. Ngoài ra, từ từ xoa bóp và xoay cổ nhẹ nhàng.

Đau cơ đặc biệt là phần vai gáy là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress thường gặp ở dân văn phòng. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc tập những bài tập cho cổ, bạn có thể dùng chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đi cơn đau.

2. Giật mí mắt: Mặc dù thường chỉ xảy ra trong phút chốc, nhưng co giật mí mắt đang báo hiệu cho bạn biết bạn đang bị căng thẳng, áp lực quá mức. Lúc này, bạn hãy nhắm mắt thư giãn để mắt được nghỉ ngơi. Nếu công việc đang làm đòi hỏi phải nhìn màn hình liên tục thì nên rời mắt khỏi màn hình để nhìn ra ngoài cửa sổ khoảng 20 phút - nơi có không gian thoáng đãng để mắt được thư giãn.

3. Cắn móng tay: Đây cũng được coi là kết quả của sự căng thẳng thần kinh. Cắn móng tay mỗi khi lo lắng chính là hành động vô thức để giúp bản thân xao nhãng hơn. Nếu bạn nhận thấy rằng gần đây mình có xu hướng cắn móng tay, có thể bạn đang bị stress. Hãy thả lỏng bằng cách gọi điện cho bạn bè, người thân hoặc tìm những thú vui giải trí như đọc sách, báo, nghe nha, xem phim, hoặc đi dạo...

4. Luôn cảm thấy buồn ngủ: Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi và uể oải, cho thấy bạn đang bị căng thẳng quá mức. Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho rằng các các hormone stress sẽ làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể bạn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên, căng thẳng sẽ làm bạn không thể ngủ ngon giấc từ đó sẽ cáu kỉnh khi thức dậy. Để giải quyết vấn đề này, hãy đi ngủ sớm hơn vào buổi tối hoặc tranh thủ chợp mắt 30 phút vào buổi trưa. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng cho những phần việc còn lại.

Khi bị stress, bạn luôn cảm thấy buồn ngủ nhưng không thể ngủ ngon giấc.

5. Hay quên: Các nhà khoa học cho rằng khi bị stress trong thời gian dài có thể làm khu hippocampus - một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin và hình thành ký ức bị thu hẹp lại. Từ đó khiến bạn dễ quên cho dù là sự việc vừa mới xảy ra. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tập thể dục, leo cầu thang hoặc nhảy một điệu nhảy sôi động nào đó... Bởi, vận động sẽ giúp giảm căng thẳng, từ đó kích thích kích thước khu hippocampus phục hồi khiến bạn không còn hay quên nữa. Ngoài ra, vận động cũgg giúp bạn tăng sức chịu đựng khi bị stress trong tương lai.

Hy vọng, với bài viết trên đây sẽ giúp bạn nhận ra bản thân có đang bị stress hay không, từ đó có cách điều chỉnh phù hợp để vượt qua. Ngoài ra, khi gặp các biểu hiện, triệu chứng căng thẳng quá mức, đừng ngần ngại đến bệnh viện chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được điều trị, tránh các nguy cơ sức khỏe về sau.

My Lê

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/5-tin-hieu-canh-bao-co-the-dang-bi-stress-neu-bo-qua-ban-se-roi-vao-tram-cam-va-nhung-nguy-co-ve-suc-khoe-khac-29770/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY