12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

5 tình trạng sức khỏe làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch khi tiêm vaccine COVID-19

Vaccine chủng ngừa COVID-19 được coi là biện pháp tốt nhất để chống lại đại dịch, nhưng với một số người mắc các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch, vaccine không phải là giải pháp. Bởi lúc này, vaccine không cung cấp cho họ đủ kháng thể để chống lại virus SARs-Cov2.

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường được so sánh với một đội quân khổng lồ tấn công các bệnh nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe khác.

Nhưng những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại do mắc phải tình trạng buộc phải dùng thuốc chống viêm hoặc các loại thuốc tương tự. Nhóm người này bao gồm các bệnh nhân cấy ghép nội tạng được kê một loạt các loại thuốc để ngăn chặn việc đào thải các cơ quan được cấy ghép, bệnh nhân ung thư, những người bị lupus, đa xơ cứng và HIV/AIDS. Và nhóm người này khi tiêm vaccine COVID-19 sẽ không có tác dụng như mong muốn.

1. Cấy ghép nội tạng

Những người nhận nội tạng mới thường dùng thuốc ngăn hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại cơ quan được cấy ghép. Nếu hệ thống miễn dịch hoạt động quá mạnh, nó sẽ tấn công cơ quan mới.

Những người cấy ghép nội tạng thường không có kháng thể sau tiêm vaccine Covid-19 - (Ảnh: Freepik).

Những loại thuốc tương tự dường như làm giảm bớt các kháng thể của vaccine. Trên thực tế, một nghiên cứu của Trường Đại học Y Johns Hopkins vào tháng 5 năm 2021 trên 658 người được ghép tạng cho thấy 46% không có kháng thể sau khi tiêm hai mũi vaccine COVID-19. Đó là lý do tại sao các bác sĩ cấy ghép thường cố gắng lên kế hoạch cho bệnh nhân tiêm phòng trước khi phẫu thuật.

2. Ung thư

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch, bao gồm hóa trị, cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương. Những người bị ung thư máu có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng lâu dài và tử vong hơn những người có khối u rắn. Đó là bởi vì họ thường có mức độ các tế bào miễn dịch sản xuất kháng thể thấp hơn.

Các chuyên gia cho biết, mặc dù các bệnh nhân ung thư bị suy giảm miễn dịch sẽ nhận được một số khả năng bảo vệ từ vaccine COVID-19, nhưng họ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự tiếp xúc với loại coronavirus mới này.

3. HIV/AIDS

Nhiều người bị nhiễm HIV, loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Nếu không được điều trị, HIV có thể chuyển sang giai đoạn AIDS, được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Nhưng các ca nhiễm mới hiện nay đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến khích những người nhiễm HIV nên tiêm vaccine COVID-19, bất kể tế bào miễn dịch CD4 hoặc tải lượng virus của họ là bao nhiêu, bởi vì lợi ích tiềm năng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

4. Bệnh Lupus

Lupus là một bệnh tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các cơ quan và mô của chính nó. Nó ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Lupus cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như suy thận, đông máu và đau tim.

Những người mắc ung thư, lupus, bệnh đa xơ cứng hay HIV... đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm vaccine Covid-19 hay không - (Ảnh: Freepik).

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bệnh nhân lupus nên chủng ngừa COVID-19 nhưng những người đã trải qua các đợt bùng phát từ trung bình đến nghiêm trọng nên trao đổi với bác sĩ về rủi ro và lợi ích của vaccine. Một số loại thuốc được yêu cầu để điều trị các bệnh lupus nghiêm trọng có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.

5. Bệnh đa xơ cứng

Giống như bệnh lupus, bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tấn công lớp phủ bảo vệ trên các sợi thần kinh, lớp phủ này có thể bị hư hỏng hoặc thậm chí bị phá hủy. Các triệu chứng bao gồm co thắt cơ, mất thăng bằng và không thể đi lại.

Một số phương pháp điều trị có thể kiềm chế khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Những người dùng một số loại thuốc nhất định sẽ có phản ứng kháng thể giảm và làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19. Tuy nhiên, các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch vẫn có thể hoạt động và cung cấp sự bảo vệ.

Mặc dù các tình trạng bệnh có thể làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên những bệnh nhân này nên chủng ngừa vaccine COVID-19 vì một số biện pháp bảo vệ vẫn tốt hơn là không có.

Tuy nhiên, các chuyên gia đề nghị những người mắc các chứng bệnh này nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi chủng ngừa và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sau khi tiêm vaccine.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/5-tinh-trang-suc-khoe-lam-anh-huong-den-kha-nang-mien-dich-khi-tiem-vaccine-covid-19-31268/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY