12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

5 yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 cao hơn

Phụ nữ được cho là ít bị nhiễm COVID-19 hơn so với nam giới. Điều này là do khả năng miễn dịch bẩm sinh khác nhau giữa hai giới, kích thích tố steroid và sự hiện diện của hai nhiễm sắc thể X. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố nhất định khiến phái nữ có khả năng chuyển bệnh nặng do COVID-19.

Hơn nữa, các chuyên gia nói rằng phụ nữ nói chung sản xuất lượng kháng thể cao hơn, lưu lại trong vòng tuần hoàn lâu hơn, cũng như mức độ kích hoạt các tế bào miễn dịch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều điểm khác biệt giữa nam và nữ về khả năng lây nhiễm COVID-19. Người ta nhận thấy rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh, bị bệnh nặng và chết do nhiễm trùng cao hơn so với phụ nữ. Mức testosterone thấp ở nam giới được cho là một yếu tố gây tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ở phụ nữ, có một số yếu tố nguy cơ nhất định khiến một số người có khả năng xét nghiệm COVID-19 dương tính và mắc bệnh nặng hoặc tử vong vì căn bệnh này.

1. Béo phì

Béo phì đã được xác định là một yếu tố nguy cơ gây ra COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Theo trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, tình trạng béo phì có thể tăng gấp ba lần nguy cơ nhập viện do nhiễm COVID-19.

Trong khi đó, mối liên quan giữa béo phì và bệnh nặng do COVID-19 ở nam giới ít hơn phụ nữ.

2. Thai kỳ

Dữ liệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của COVID-19 và tỷ lệ tử vong dường như cao hơn ở phụ nữ mang thai so với những người không mang thai.

Nguy cơ mắc các kết quả nghiêm trọng của COVID-19 đặc biệt cao hơn ở phụ nữ mang thai lớn tuổi – (Ảnh: Thehealthsite).

Nguy cơ mắc các kết quả nghiêm trọng của COVID-19 đặc biệt cao hơn ở phụ nữ mang thai lớn tuổi, thừa cân hoặc có các bệnh lý từ trước như tăng huyết áp và tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy nhiễm COVID-19 trong thời kỳ mang thai có liên quan đến việc tăng khả năng sinh non.

3. Bệnh mãn tính

Những phụ nữ có tình trạng sức khỏe mãn tính bao gồm bệnh tim, bệnh phổi, tiểu đường, ung thư và các bệnh khác có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong cao hơn so với phụ nữ khỏe mạnh.

4. Lượng vitamin D thấp

Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ nghịch giữa vitamin D và nhiễm COVID-19. Một nghiên cứu gần đây do trung tâm dịch tễ học Slone của Đại học Boston, Mỹ dẫn đầu cũng cho thấy rằng lượng vitamin D thấp dường như có liên quan đến việc tăng tỷ lệ nhiễm COVID-19 ở phụ nữ da đen, đặc biệt là ở những phụ nữ bị béo phì.

Nghiên cứu ước tính rằng phụ nữ Mỹ da đen thiếu vitamin D có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn 69% so với phụ nữ có đủ lượng vitamin D.

Lượng vitamin D thấp liên quan đến việc tăng tỉ lệ nhiễm COVID-19 – (Ảnh: Thehealthsite).

5. Tuổi tác

So với phụ nữ trẻ hơn, người lớn tuổi có nhiều khả năng hơn bị bệnh nặng sau khi nhiễm COVID-19 và tử vong. Điều này là do khi chúng ta lớn lên, hệ thống miễn dịch trong cơ thể phát triển yếu hơn khiến người lớn tuổi khó chống lại các bệnh truyền nhiễm hơn.

Ngoài ra, các bệnh mãn tính cũng phổ biến hơn theo độ tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.

Mặc dù nhìn chung phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn so với nam giới, tuy nhiên những yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 cao hơn rất cần được chú ý.

Những phụ nữ có các yếu tố này nên thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và tiêm vaccine ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/5-yeu-to-khien-phu-nu-co-nguy-co-mac-benh-nang-do-covid-19-cao-hon-31572/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY