Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

51 địa phương trên cả nước không thực hiện xác minh về kê khai tài sản

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông tin về công tác bảo hộ công dân

Không để lọt vào trung ương cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc

Đó là nhấn mạnh của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

Xác minh tài sản, thu nhập rất kém

Báo cáo Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh 2018 (PACA INDEX 2018) do Thanh tra Chính phủ vừa công bố cho thấy, việc kê khai, công khai, xác minh tài sản minh bạch đã dần đi vào nề nếp ở các địa phương trên cả nước. Các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Điểm số trung bình  toàn quốc đạt 35.6% so với yêu cầu. Chủ yếu điểm số đạt được ở nội dung kê khai và công khai tài sản thu nhập đạt trên 98% so với yêu cầu.

Điểm số này phù hợp với báo cáo công tác PCTN 2018 số 481/BC-CP của Chính phủ trước Quốc Hội với số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm là: 1.136.902 người; đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai; Số bản kê khai đã công khai: 1.134.685 bản; đạt tỷ lệ 99,8% so với số bản đã kê khai; có 44 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.

Nội dung xác minh tài sản thu nhập đạt được rất kém và không hiệu quả. Có 51 địa phương trên cả nước không thực hiện xác minh bất kỳ trường hợp nào về kê khai tài sản đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản.

Có 12/63 địa phương thực hiện việc xác minh tài sản thu nhập, trong đó có 2 địa phương không phát hiện sai phạm trong việc kê khai tài sản thu nhập, 10/12 địa phương đã phát hiện đối tượng kê khai tài sản có sai phạm và đã xử lý đối với các trường hợp này.

Nếu địa phương chủ động trong công tác xác minh tài sản thu nhập thì việc phát hiện những sai phạm trong minh bạch tài sản sẽ tăng hiệu quả của biện pháp này trong phòng ngừa tham nhũng.

Nhầm lẫn giữa luân chuyển và chuyển đổi vị trí công tác

Theo quy định của pháp luật, có 21 lĩnh vực, ngành, nghề phải chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng. UBND cấp tỉnh đã ban hành quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác của các sở, ngành, quận, huyện và triển khai thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện hàng năm dần vào nề nếp.

Đa số các địa phương đều xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác theo quy định, đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 29.674 cán bộ, công chức, viên chức. 

Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương không ban hành kế hoạch chuyển đổi cũng như thực hiện việc chuyển đổi trong năm 2018; Nhiều địa phương có xây dựng kế hoạch chuyển đổi nhưng lại không thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển đổi rất thấp như Bà Rịa Vũng Tàu, Bến tre, Bình Định, Bình Phước, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hà Nam, Long An, Quảng Nam, Quảng Trị. Một số địa phương không có kế hoạch chuyển đổi tổng thể nhưng vẫn thực hiện chuyển đổi như Long An, Hưng Yên, Quảng Nam; Một số địa phương vẫn có cách hiểu nhầm lẫn giữa luân chuyển và chuyển đổi vị trí công tác.

Điểm bình quân cả nước ở nội dung này là 1.481/2, đạt 74.05% so với yêu cầu, thấp hơn so với năm 2017 là 4%. Trong đó có 14 tỉnh đạt điểm tối đa (2.0) trong công tác chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Chuyển đổi vị trí công tác chưa phải là biện pháp hữu hiệu trong PCTN mà đôi khi cách thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời tạo ra dư luận không tốt trong công tác tổ chức cán bộ; Việc thực hiện các biện pháp về chuyển đổi vị trí công tác thì các tỉnh phía Bắc và phía Nam làm tốt hơn khu vực các tỉnh khu vực Miền Trung, Tây Nguyên.

Xử lý kỷ luật người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

Năm 2018, có 56 người đứng đầu đã bị xử lý hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó 05 người bị xử lý hình sự, 45 người đã bị xử lý kỷ luật, 06 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.

Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu tăng theo từng năm đã có tác dụng răn đe, từ đó có tác dụng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCTN tại đơn vị mình phụ trách. 

Trung bình toàn quốc đạt 67.075% so với yêu cầu; có 16/63 địa phương không có người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị  khi để xảy ra tham nhũng bị kỷ luật; 46 địa phương đã thực hiện xử lý kỷ luật người đứng đầu trong đó có 34/63 địa phương đã xử lý kỷ luật 100% người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng đều bị bị kỷ luật với các hình thức khác nhau.

Kết quả phát hiện, xử lý các sai phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, trung bình của nội dung này trên toàn quốc đạt 34.94% so với yêu cầu.

Có 28 địa phương không để xảy ra vi phạm về thực hiện các biện pháp phòng ngừa; có 9 địa phương báo cáo tất cả các UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh đều vi phạm về định mức tiêu chuẩn; 16 địa phương đã xử lý nghiêm đối với người đứng đầu, cán bộ, công chức viên chức đã để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa; 2 địa phương phát hiện ra sai phạm nhưng không xử lý vi phạm là Bình Dương và Kiên Giang.

Minh Chí

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/51-dia-phuong-tren-ca-nuoc-khong-thuc-hien-xac-minh-ve-ke-khai-tai-san-post78295.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY