1. Hỏi xin hàng mẫu thử
Các mặt hàng có mẫu dùng thử miễn phí thường tạo được niềm tin và thiện cảm trong suy nghĩ của khách hàng. Nó cũng là một trong những chiến thuật khuyến mãi vô cùng hiệu nghiệm, khiến người tiêu dùng muốn bỏ tiền mua ngay món hàng đang được bày bán. Nên các đa phần các hãng đều có sản phẩm dùng thử (đặc biệt là mỹ phẩm và các loại thực phẩm đóng gói sẵn).
Tốt nhất bạn nên mang món hàng mẫu về nhà để dùng thử trước khi đi đến quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Không nên quyết định mua sản phẩm đó ngay sau khi được tặng hàng mẫu vì rất có thể món đồ đó chưa chắc bạn đã cần.
2. Khuyến mại không phải lúc nào cũng tốt
Các món hàng miễn phí hoặc tặng kèm chưa chắc đã thực sự miễn phí và không tốn tiền. Chúng thường được tặng kèm sau khi bạn đã mua một số lượng hàng hóa kha khá. Do đó, nếu bạn thực sự không có nhu cầu mua nhiều đồ đến thế (hoặc không nhất thiết cần phải mua món hàng “mẹ” để được tặng thêm món hàng “con”), nên mạnh dạn bỏ qua gian hàng đó đi.
3. Nếu không cần mua thì đừng thử
Khi bạn đã xem qua và định bước ra khỏi gian hàng, chợt cô bán hàng hồ hởi giới thiệu với bạn một loại nước hoa mới. Cô ta xịt thử giúp bạn, hướng dẫn tận tình các loại mùi hương phù hợp với từng mùa... Liệu bạn có đành lòng "đi thẳng" mà không mua cố lấy một món hàng nào đó?
Một quy luật hiển nhiên là nếu bạn dừng chân xem hàng càng lâu thì càng nhiều khả năng sẽ mua, dù bạn không thực sự cần. Do đó, nếu bạn không muốn mua món gì thì hãy rời bước ngay, không dừng chân lâu để lâm vào hoàn cảnh khó xử.
4. Đừng ngại mặc cả
Nếu cần, bạn cứ mặc cả với người bán hàng. Ví dụ, bạn đến cửa hàng chỉ để mua một chiếc áo giá 190.000đ trong khi số tiền mua hàng tối thiểu để được nhận quà khuyến mãi là 200.000đ.
Hãy mạnh dạn hỏi người phụ trách cửa hàng xem trường hợp của bạn có được nhận quà khuyến mãi như một trường hợp ngoại lệ hay không. Không thử sao biết được hay không? Chỉ một câu hỏi thôi, đừng ngại, nếu không rất có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội của mình.
5. Mua đồ theo nhóm
Đừng bỏ phí những phiếu quà tặng – bạn có thể đổi nó với người khác để có được món mình ưng ý. Tận dụng lợi thế “mua 1 tặng 1” của cửa hàng và những chiêu giảm giá tương tự, không phải bằng cách mua tất cả những thứ bạn có thể xách ra khỏi cửa hàng, mà bằng cách rủ bạn bè cùng mua.
6. Mua quần áo trái mùa
Nếu không quá quan tâm đến vấn đề “mốt”, bạn sẽ mua được đồ theo mùa với giá hời nhất ngay khi mùa vừa kết thúc. Chẳng hạn, hãy tìm mua áo ngắn tay trong tháng 11, áo len dài tay vào tháng 4 và bikini vào tháng 9.
Mua sắm ở nước ngoài cần chọn đúng thời điểm Singapore có chương trình giảm giá hàng tuần nhưng hai mùa lớn và rầm rộ nhất trong năm (Mega sales) là vào tháng 6-7 hoặc Giáng sinh. Giá giảm tầm trên dưới 50% là chuyện thường thấy trong thời gian này. Ở Thái Lan mùa siêu giảm giá Amazing Thái Lan hàng năm được tổ chức vào khoảng tháng 6-7 tại hơn 15.000 điểm bán hàng ở Bangkok, Chiang Mai, Pattaya, Hua Hin, Hatyai (Hadyai), đảo Samui và đảo Phuket. Đây đều là điểm đến du lịch mà người Việt hay chọn trong thời gian gần đây. Vì lấy mục tiêu kích thích du lịch làm trọng, hàng hóa ở đây thậm chí còn giảm nhiều hơn cả Singapore, có nơi lên tới 70%. Hội chợ Malaysia Mega Sale Carnival được tổ chức tại khắp các thành phố du lịch từ tháng 6 đến hết tháng 8, cũng cung cấp danh mục dường như vô tận các chủng loại hàng từ thời trang, thiết kế nội thất, linh kiện máy tính đến các thiết bị điện… với giá giảm từ 30-70%. |
Hiếu Nhi
Chủ đề liên quan: