Ngủ là một hoạt động tự nhiên trong cuộc sống của con người. Chúng ta có thể hiểu đơn giản ngủ là khoảng thời gian mà hệ thống thần kinh cũng như những hoạt động vật lý đang diễn ra trong cơ thể chúng ta bị tạm ngừng một phần hoặc có thể là hoàn toàn.
Không một ai có thể tồn tại nếu thiếu đi giấc ngủ, bản chất của giấc ngủ là đi từ trạng thái ngủ nông sang trạng thái ngủ sâu, có thể hiểu như sau:
- Ngủ nông: Được tính từ thời điểm bạn vừa nhắm mắt cho đến khi chìm vào giấc ngủ sâu được gọi là “non-REM”. Giai đoạn này chiếm tới ¾ thời gian ngủ.
- Ngủ sâu: Được tính bắt đầu từ thời điểm kết thúc giai đoạn non-REM, giai đoạn này gọi là REM (Rapid Eye Movement - chuyển động mắt nhanh). Ở giai đoạn này bạn sẽ bước vào giai đoạn ngủ rất sâu và bắt đầu mơ. Giai đoạn này sẽ chiếm ¼ thời gian ngủ của bạn.
Cách ngủ ít mà không mệt (ảnh minh hoạ) |
- Đối với sức khỏe sắc đẹp: Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với làn da và vóc dáng của mỗi người. Các chuyên gia nghiên cứu đã nhận định rằng, khoảng thời gian bạn ngủ vào buổi tối chính là lúc cơ thể phục hồi hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể trở nên khỏe và tràn đầy sức sống hơn. Ngoài ra, giấc ngủ sâu sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất từ đó sẽ đảm bảo cho các tế bào trong cơ thể hoạt động một cách cân bằng, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.
- Đối với công việc: Giấc ngủ mang ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động của cơ thể, phục hồi những năng lượng đã mất đi sau một ngày dài làm việc. Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể cũng như tinh thần sẽ uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống. Lâu dần, mệt mỏi tích tụ, sức khỏe sẽ suy giảm trầm trọng hơn, nguy cơ mắc các loại bệnh lý cũng cao hơn, thậm chí là ung thư.
- Đối với sự phát triển của cơ thể: Giấc ngủ rất quan trọng với mọi người, đặc biệt với trẻ nhỏ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể. Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao, thể lực cũng như trí lực, nếu không ngủ đủ giấc, ngủ không ngon sẽ khiến sự phát triển ấy bị chậm lại, chững lại.
Cách ngủ ít mà không mệt - tầm quan trọng của giấc ngủ |
Sau đây là 6 cách ngủ ít mà không mệt dành cho người bận rộn:
Công thức ngủ: 4 giờ (giai đoạn đầu) + 2 giờ (giai đoạn hai) = 6 giờ
Ngày xưa, tổ tiên chúng ta đã ngủ một giấc ngủ gồm 2 giai đoạn được cách ra bởi một khoảng thời gian thức. Khoảng thời gian thức này được sử dụng để thực hành tâm linh, chiêm nghiệm và đọc sách. Nếu bạn muốn trải nghiệm một giấc ngủ đa âm (tức kiểu ngủ nhiều giấc trong ngày) nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì hãy áp dụng theo sơ đồ bên phải được gợi ý phía trên.
Giấc ngủ 6 tiếng - cách ngủ ít mà không mệt |
Lưu ý: phần màu xanh là khoảng thời gian bạn ngủ.
Công thức ngủ: 4 giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút, cách nhau mỗi 6 giờ = 2 giờ
Nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ, Buckminster Fuller đã đưa ra một công thức ngủ vô cùng hiệu quả, đó là mỗi ngày, chúng ta chỉ cần ngủ 4 giấc ngắn kéo dài 30 phút, mỗi giấc cách nhau 6 tiếng. Sau 2 năm áp dụng công thức trên, Fuller đã được các bác sĩ kiểm tra và được công nhận là có sức khỏe hoàn hảo. Ông còn cho biết ông chưa bao giờ cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng như sau khi áp dụng công thức này. Đây cũng là một chu kỳ ngủ vô cùng cực đoan. Chỉ khi bạn cực kỳ hạn hẹp về thời gian mới hãy áp dụng cách này.
Công thức ngủ: 6 giấc ngủ ngắn 20 phút sau mỗi 4 giờ = 2 giờ
Với nhiều người, đây là công thức ngủ hiệu quả và tiện. Tuy nhiên, công thức này có một nhược điểm là chia giấc ngủ dài ra thành quá nhiều giấc ngủ ngắn, điều này khiến bạn càng có nguy cơ cao bỏ qua một giấc ngắn nào đó, kết quả là bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi nhiều hơn.
Công thức này do hai nhà bác học thiên tài Leonardo da Vinci và Salvador Dali sáng tạo nên. Để đảm bảo giấc ngủ theo đúng công thức, Dali thường đặt một cái khay kim loại gần giường ngay nơi ông ngồi với một cái muỗng cầm trên tay. Khi chiếc muỗng rơi xuống sẽ tạo ra tiếng động lớn, nhờ đó mà ông thức dậy. Trạng thái trung gian giữa giấc ngủ và sự tỉnh táo đã giúp ông nảy ra nhiều ý tưởng mới.
Công thức ngủ: 5 giờ vào ban đêm + 1,5 giờ vào ban ngày = 6,5 giờ
Nhà chính trị nổi tiếng người Anh, Winston Churchill đã từng áp dụng lịch trình này. Ông ngủ lúc 3 giờ sáng, thức dậy lúc 8 giờ, rồi ngủ khoảng một tiếng vào buổi chiều. Công thức này giúp bạn có nhiều thời gian để
Công thức ngủ: 2 giờ vào ban đêm + 20 phút vào ban ngày = 2 giờ 20 phút
Nhà phát minh nổi tiếng Nikola Tesla chỉ ngủ 2 - 3 giờ mỗi ngày. Ông có thể làm việc suốt đêm nhưng ông vẫn thường xuyên áp dụng công thức ngủ này.
Công thức ngủ: 2,5 giờ vào ban đêm + 3 giấc ngủ ngắn 20 phút vào ban ngày
Các nhà khoa học đã nghiên cứu giấc ngủ của trẻ sơ sinh, người già và động vật. Ví dụ: Voi tuân thủ theo lịch trình ngủ kéo dài trung bình 2 giờ mỗi ngày: 1 giờ vào ban đêm và 3 hoặc 4 giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút trong ngày. Các giấc ngủ ngắn đều nên cách nhau một khoảng thời gian bằng nhau. Lịch trình ngủ này được coi là linh hoạt và dễ thích nghi. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn cũng có thể được bỏ qua mà không gây hại cho sức khỏe.
4. Cách tính toán giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh
Nếu bạn chưa chắc có thể đảm bảo thực hiện tốt các công thức trên nhưng vẫn muốn thức dậy dễ dàng và tràn đầy năng lượng, bạn có thể thử cách tính toán giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh (rapid eye movement sleep - REM), đây là thời điểm thức dậy dễ nhất trong khi vẫn đảm bảo bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng.
Cột màu cam là mốc thời điểm bạn muốn dậy.
Cột màu hồng là gợi ý về những thời điểm chính xác bạn nên ngủ để có thể thức dậy đúng giờ mong muốn tương ứng.
Đừng quên ngủ ở tư thế lý tưởng là nằm nghiêng về bên trái nhé. Theo các nhà khoa học tư thế ngủ này còn giúp kích thích tiêu hóa rất tốt.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, nếu áp dụng hiệu quả cách ngủ ít mà không mệt trên không chỉ giúp bạn có quỹ thời gian làm việc dài, mà còn đảm bảo cơ thể bạn được hồi phục năng lượng đầy đủ. Chúc bạn thành công!
Như Hảo
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: