Tai , Mũi , Họng hôm nay

6 cách ngừa viêm họng

Nguyên nhân gây viêm họng phần lớn là do các loại virus, còn lại là do vi khuẩn và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu...
viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu. viêm họng có đến 3 loại, gồm: viêm họng trắng, viêm họng đỏ, viêm họng loét. Riêng viêm họng loét thì rất hiếm gặp. viêm họng có 2 thể (viêm họng cấp và viêm họng mãn) và việc điều trị cũng khác nhau nhưng trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều có những cảm giác chung là đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt, thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn do các loại virus (khoảng 80%), còn lại do vi khuẩn mà chủ yếu là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus (thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hóa chất.

Y học hiện đại điều trị viêm họng bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với Thu*c khử trùng họng (như xông họng, đốt họng). Đông y cũng có nhiều bài Thu*c và phương pháp rất hay để làm cho bệnh khỏi hẳn.

Đông y cho rằng viêm họng cấp là do nhiệt, có thể do ngoại cảm phong nhiệt, cũng có thể do ngoại cảm phong hàn làm bít lấp các lỗ chân lông nên nhiệt trong người không thoát ra được, ứ lại và sẽ gây tổn thương cho vùng họng dẫn đến viêm họng.

Triệu chứng của viêm họng cấp là họng đỏ, khô rát, phát sốt, đau đầu. Đông y có bài Thu*c rất hay trị viêm họng mãn, gồm các vị: huyền sâm, sinh địa, ngưu bàng, cát cánh, con tằm vôi, mỗi vị 12 g; kinh giới và kim ngân hoa, mỗi loại 16 g; vỏ cây dâu, nhọ nồi và củ rẽ quạt, mỗi loại 8 g; bạc hà 9 g. Sắc uống mỗi ngày một thang, liên tục trong vòng 10 ngày.

viêm họng mãn là do vùng họng qua nhiều lần viêm bị tổn thương, gây huyết táo, họng mọc lên các hạt, huyết không thuận nên họng thường xuyên cảm thấy khô rát, vướng, nghẹn, đau… có khi phát thành đợt cấp đau họng đến mức phát sốt. Bài Thu*c trị viêm họng mãn gồm các vị rất đơn giản: húng quế 20 g, gừng tươi 5 lát, củ rẽ quạt 6 g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia 2 – 3 lần trong ngày; uống vài ngày sẽ khỏi bệnh.

viêm họng sẽ gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Đây lại là bệnh không phải quá khó phòng ngừa. Vì thế, chúng ta cần lưu ý những biện pháp đơn giản mà hiệu quả phòng ngừa rất cao sau đây:

1. Vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước muối loãng.

2. Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi. Tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.

3. Tránh uống nước quá lạnh, quá nóng. Bỏ thói quen ngậm kẹo hay ăn kem.

4. Phòng ngủ cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa. Nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức khoảng 28ºC.

5. Uống nhiều nước và thường xuyên hoạt động thể chất.

6. Khi mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi cần điều trị dứt điểm, tránh lưu mầm bệnh dẫn đến dễ lây lan gây viêm họng.

Món ăn chữa viêm họng

Trong Đông y, có 2 món ăn tiêu biểu được xem là những bài Thu*c hay để trị viêm họng:

- Món 1: Thành phần gồm một quả lê và một quả la hán rửa sạch, xắt miếng. Cho tất cả vào nồi cùng 500 ml nước đun kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã, uống trong ngày.

- Món 2: Thành phần gồm 5 quả trám rửa sạch, cho vào nồi cùng 600 ml nước đun sôi trong 15 phút. Bỏ quả trám, lấy nước và cho 15 g chè xanh vào hãm. Chắt lấy nước chè và cho thêm vào một muỗng mật ong, khuấy đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Mangyte.vn
Lương y Hoài Vũ (Hà Nội)
Theo Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-cach-ngua-viem-hong-4342.html)
Từ khóa: viêm họng

Chủ đề liên quan:

viêm họng

Tin cùng nội dung

  • Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY