1. Không nên tức giận
Với một số người, khi đối mặt với thái độ coi thường của người khác dành cho mình, phản ứng đầu tiên có thể là tức giận - Đây cũng là tâm trạng phổ biến, bởi chúng ta coi thái độ đó là một sự đe dọa.
Trên thực tế, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, không nên nổi giận khi đối mặt với những kẻ cố ý hạ thấp người khác như vậy. Lý do đầu tiên, tức giận sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái dễ bị tự ti và dẫn đến tổn thương nhiều hơn, vì một người đang “trên cơ”, thành công hơn mình đang coi thường mình. Lý do thứ hai, tức giận có thể dẫn đến xung đột, bởi lúc ấy, bạn sẽ thiếu sáng suốt, không thể làm chủ được bản thân, từ đó có những lời nói và hành động tiêu cực khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn ban đầu gấp nhiều lần.
Đừng bao giờ tức giận với những người coi thường mình, bởi tức giận có thể khiến bạn không kiềm chế được bản thân, từ đó dẫn đến xung đột. - (Ảnh: Freepik) |
2. Kiểm soát hoàn cảnh
Đôi khi, mọi người không thực sự nhận thức được hành vi của chính mình có thể gây tổn thương cho người khác. Vì vậy, họ có thể đưa ra những nhận xét tiêu cực, mặc dù không cố ý. Trên thực tế, họ có thể chỉ đang bày tỏ nỗi sợ hãi, e dè và định kiến của riêng họ lên bạn khi thấy bạn gặp tình huống tương tự họ đã gặp.
Trong trường hợp này, bạn cứ để cho họ nói, nhưng bản thân thì sẽ ghi nhận ý tốt của họ nhưng vẫn có cách giải quyết cho riêng mình. Bởi những tình huống đó không nhất thiết là bạn sẽ gặp, chỉ có bản thân bạn là biết rằng bạn có thể thực hiện tốt hay không. Bằng cách này, bạn vừa có thể đồng cảm với người đó nhưng lại không bị quá tổn thương.
3. Nhẹ nhàng chấp nhận hoặc từ chối sự xúc phạm đó
Một số người có xu hướng chỉ trích, sử dụng những biệt danh miệt thị hoặc gây tổn thương để gọi tên những đặc điểm trên cơ thể hoặc cá nhân của người khác. Với những tình huống này, bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách dưới đây để giải quyết:
Chấp nhận: Bình tĩnh nói với những người đó rằng, những gì họ đang nói là đúng nhưng bạn hoàn toàn ổn với điều đó.
Từ chối: Với thái độ tích cực, tử tế nhưng quyết đoán, hãy cho người kia biết rằng những gì họ đang nói là sai nhưng điều đó không khiến bạn bận tâm.
Nhẹ nhàng chấp nhận và nói với người hạ thấp bạn rằng, bạn biết bản thân mình như vậy và bạn hoàn toàn ổn với điều đó. - (Ảnh: Freepik) |
4. Yêu cầu một lời giải thích
Đôi khi, những người muốn xúc phạm bạn thường hay nói những lời mập mờ, bóng gió, hoặc ám chỉ và thậm chí ngụy trang như thể họ đang khen ngợi bạn vậy. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể yêu cầu họ giải thích rõ ràng: vì sao lại nói như vậy và ý nghĩa đằng sau lời nói đó là gì.
Nếu họ không có ý xúc phạm và tất cả chỉ là hiểu lầm, bạn nên tươi cười và bỏ qua mọi chuyện. Tuy nhiên, nếu đó là một sự xúc phạm, ít nhất bạn cũng đã hiểu rõ người đó, hãy cởi mở trò chuyện nói với người đó rằng, bạn không thích như vậy một cách thân thiện thay vì oán giận.
5. Phớt lờ những người hay tìm cách chế giễu bạn
Một mẹo hữu ích khác cần ghi nhớ khi ai đó đã vượt quá ranh giới của họ và bạn cảm thấy không được tôn trọng: chỉ cần phớt lờ họ. Bằng cách này, người kia có thể sẽ hiểu rằng bạn sẽ không dành thời gian cho những bình luận xúc phạm hoặc tiêu cực của họ. Đó cũng là một cách để cho họ biết rằng họ không ảnh hưởng gì đến cuộc đời bạn cả. Nếu bạn vẫn thấy thoải mái, có thể giữ liên lạc với người đó nhưng hạn chế những cuộc gặp mặt. Còn nếu không, bạn có thể cắt đứt liên lạc, thiết lập ranh giới mà không cần bất kỳ một lời giải thích nào.
Phớt lờ đi những người thường coi thường hay xúc phạm bạn là cách giải quyết tốt nhất. Nếu muốn, bạn có thể hạn chế gặp mặt hoặc cắt đứt liên lạc với họ. - (Ảnh: Freepik) |
6. Giữ khoảng cách với những thường hay hạ thấp bạn
Đôi khi, chỉ đơn giản là bạn gặp phải những người đang cố tình muốn gây sự. Đừng nổi giận hay đánh giá họ quá khắt khe. Xét cho cùng, chính chúng ta, những người có thể không kiểm soát được cảm xúc của mình, có thể làm “chuyện bé xé ra to”.
Tốt hơn hết, bạn hãy tạo khoảng cách với những người này một cách lành mạnh. Chúng ta có thể tránh tiếp xúc với họ trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc nếu phải gặp họ, thì hạn chế nói chuyện để không gây ra những xung đột lớn. Những biện pháp phòng ngừa này có thể giúp chúng ta duy trì sức khỏe tinh thần và thoải mái hơn trong cuộc sống của bản thân mình.
Bạn đã từng gặp những người cố tình lấn át và “dìm hàng” bạn chưa? Làm gì khi gặp phải một người người thường cố tình hạ thấp người khác? Bạn xoay sở như thế nào để tránh xung đột? Nếu sau này gặp tình huống như vậy, hãy áp dụng 6 cách kể trên để xem kết quả như thế nào nhé!
My Lê
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: