Kinh tế xã hội hôm nay

6 mẫu nghi Covid-19 qua xét nghiệm nhanh 2 ngày qua ở Hà Nội đều âm tính

Theo ông Tuấn, 6/6 mẫu nghi dương tính virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) qua xét nghiệm nhanh ở Hà Nội trong ngày 31/3 - 1/4 đều cho kết quả âm tính khi xét nghiệm lại.

Trao đổi với PV vào chiều 2/4, bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, theo báo cáo, trong ngày hôm nay, các trạm nhanh lưu động trên địa bàn thành phố đã được thêm cho 1.782 trường hợp.

Đối với các mẫu test nghi ngờ được phát hiện trong ngày, ông Tuấn cho hay, sẽ được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm lại bằng Realtime RT-PCR - phương pháp phát hiện SARS-CoV-2 để khẳng định và thông tin sau.

Theo ông Tuấn, do lượng test hiện vẫn chưa về kịp nên trong ngày hôm nay, việc xét nghiệm nhanh mới được mở rộng thêm tại khu vực quận Hoàng Mai.

Trong ngày mai, nếu lượng test nhanh về thêm, CDC Hà Nội sẽ phối hợp với các quận, huyện để mở rộng các điểm xét nghiệm lưu động để rà soát các trường hợp có nguy cơ trong cộng đồng, loại bỏ nguy cơ lây lan.

Liên quan đến 3 trường hợp test nhanh có kết quả nghi ngờ dương tính với virus SARS-CoV-2 được phát hiện trong ngày 1/4, ông Tuấn cho hay, sau khi tiến hành xét nghiệm lại bằng Realtime RT-PCR đã có kết quả âm tính - không mắc Covid-19 .

Trước đó, chiều 1/4, 3 trường hợp test nhanh có kết quả nghi ngờ dương tính với virus SARS-CoV-2 phát hiện trong ngày 31/3 cũng đã có kết quả âm tính sau khi xét nghiệm lại bằng Realtime RT-PCR.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, 6/6 mẫu nghi dương tính Covid-19 qua xét nghiệm nhanh ở Hà Nội trong ngày 31/3 - 1/4 đều cho kết quả âm tính.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho rằng, việc test nhanh này để giúp phát hiện sớm các ca nghi ngờ trong cộng đồng và sau đó, tiến hành xét nghiệm khẳng định ở Labor bằng kỹ thuật Realtime PCR.

"Xét nghiệm nhanh này không phải để xác định dương tính của một ca bệnh mà chỉ có giá trị sàng lọc xem ai có khả năng mắc bệnh cao.

Vì chỉ mang giá trị sàng lọc nên phải lấy mẫu tiếp để mang đi xét nghiệm khẳng định và không phải trường hợp nào sau khi xét nghiệm lại cũng dương tính", ông Tuấn nêu rõ.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết thêm, nếu không thực hiện việc test nhanh mà chỉ dùng phương pháp xét nghiệm trong các Labor sẽ rất lâu và bỏ qua, không xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ.

"Hiện nguồn lực của chúng ta không phải dồi dào nên không thể xét nghiệm tất cả các trường hợp ở Labor bởi còn phải chuẩn bị các kit, sinh phẩm... do vậy, phải vận dụng cả test này để sàng lọc trước", ông Tuấn nói thêm.

Loại test nhanh kể trên nhập khẩu từ Hàn Quốc thông qua lấy mẫu máu cho kết quả nhanh trong 10 phút (kinh phí mua 200.000 test do một Tập đoàn lớn ở Việt Nam tài trợ), nhằm sàng lọc người nghi nhiễm, người đang ở trong khu cách ly, người thuộc diện cách ly tại nhà...

Các trường hợp dương tính sau test nhanh sẽ được xét nghiệm khẳng định bằng Realtime PCR với test kit do Việt Nam sản xuất (cho kết quả sau 2-2,5 giờ, độ chính xác đạt 100%).

Theo Tổ Quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/6-mau-nghi-covid-19-qua-xet-nghiem-nhanh-2-ngay-qua-o-ha-noi-deu-am-tinh-20200402195544392.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY