Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 món ăn Thuốc chữa viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là bệnh hay gặp ở nam giới, thuộc chứng sán khí trong y học cổ truyền.
viêm mào tinh hoàn">viêm mào tinh hoàn là bệnh hay gặp ở nam giới, thuộc chứng sán khí trong y học cổ truyền. Người bệnh có biểu hiện sưng đau ở âm nang, diễn ra từ từ hoặc đột ngột. Bệnh phần nhiều do hàn tà thấp nhiệt thủy dịch hoặc khí huyết tích tụ, chức năng lưu thoát bị đình trệ. Trên lâm sàng thường gặp các thể nhất: thấp nhiệt, hàn sán, đồi sán...

Nếu biểu hiện bìu dái sưng nóng đỏ đau, đau lan lên bụng có khi đau phát nóng lạnh, tiểu vàng, mạch hoạt sác... do thấp nhiệt uất trệ. Phép trị chủ yếu thanh thấp nhiệt, thông ứ... Ngoài việc dùng Thuốc, người bệnh nên ăn các món sau để hỗ trợ điều trị:

Lẩu thịt ngan: thịt ngan, lá giang, hoa chuối, rau muống, rau om, hành, ngò gai gia vị vừa đủ nấu canh ăn... Công dụng: bổ mát, tác dụng thanh thấp nhiệt, thông trệ. Trị chứng sán khí, tiểu gắt, tiểu khó hiệu quả.

Hến nấu canh rau ngót: thịt hến, rau ngót, rau đay gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ mát, tác dụng thanh thấp nhiệt chữa chứng sán khí thống, chứng tiểu buốt gắt, tiểu khó hiệu quả.

Canh cá lóc nấu chua: cá lóc, dứa chín, cà chua, dọc mùng, đậu bắp, thì là gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ mát có tác dụng thanh thấp nhiệt, chữa tiểu tiện khó, viêm tinh hoàn, viêm tiết niệu đều tốt.

Rau cúc tần om cá chép: cá chép, rau cúc tần, hành lá, tía tô, thì là, gia vị vừa đủ, các vị thái nhỏ nhét vào bụng con cá om ăn nhiều lần. Công dụng: món ngon bổ, tác dụng thanh thấp nhiệt thông ứ trệ chữa sán khí thống, viêm tiết niệu đều hiệu quả.

Canh rau đay thịt trai: rau đay, rau dền, thịt trai đồng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên. Công dụng: bổ mát, tác dụng thanh thấp nhiệt, trị đau dịch hoàn do nhiệt, chứng tiểu buốt tiểu gắt tiểu khó hiệu quả...

Canh cá đuối nấu chua: cá đuối, tàu mùng, dứa, đậu bắp, hoa chuối, rau ngổ, gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: món này ngon, bổ, vừa phòng trị viêm mào tinh hoàn">viêm mào tinh hoàn, tiểu buốt gắt, tiểu khó đều hiệu quả.

Lưu ý: Ngoài các món ăn Thuốc trên, người bệnh nên tăng cường ăn rau đắng, hoa lý, giá đậu, ngó sen, bông súng, bông bí, củ cải, cải soong, mướp hương, mướp đắng, rau càng cua, rau rền, rau diếp, rau má, ý dĩ...; đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván, đậu đen...; trái cây như bưởi, quýt, na, dưa bở, chanh, sơ ri...; cá thịt như cá trắm, trai, cá bống, cá kèo, cá mè, lươn... Đây là các tác dụng bổ mát thanh thấp nhiệt phòng trị sán khí và các chứng liên quan đến thấp nhiệt đều tốt. Hạn chế món ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, gừng, nghệ...; thịt chó, thịt dê, thịt chim và các loại cá, thịt phơi khô, kho, muối mặn, để lâu, thịt quay, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và những món béo, ngọt quá, cay nóng quá; cà phê, Thuốc lá, Thuốc lào đều là vị gây nóng nhiệt nên kiêng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-mon-an-thuoc-chua-viem-mao-tinh-hoan-15767.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Quyết minh tử còn gọi thảo quyết minh, hạt muồng..., là hạt quả chín phơi khô của cây quyết minh [Cassia tora L., thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae)].
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phan Văn Lý tọa lạc tại số 45/8 đường Hùng Vương, khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh tuy không lớn nhưng đã trở thành địa chỉ quen thuộc được nhiều bệnh nhân tìm đến.
  • Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó hay gặp là viêm tinh hoàn…
  • Viêm phế quản rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Người cao tuổi mắt kém, mũi ngửi kém khó xác định được mùi của thức ăn; lưỡi không nhận ra thức ăn ngon hay không ngon...
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Viêm mào tinh hoàn là bệnh thường gặp của nam giới trưởng thành, bệnh này thường xảy ra sau khi viêm nhiễm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm âm nang hoặc đặt ống dẫn niệu trong thời gian dài.
  • Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này có nhiều trong phân của người, động vật, phân bố khắp nơi.
  • Viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng “ngũ lâm” trong Đông y. Nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm suy giảm chính khí quá mức. Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, muốn tiểu nhưng không tiểu được hoặc tiểu không hết, nước tiểu có thể đục, sậm màu hoặc có máu, bụng dưới đau từng cơn...
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY