Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

6 năm không thể quan hệ T*nh d*c với bạn trai vì hội chứng co thắt *m đ*o

Suốt 6 năm không thể quan hệ với bạn trai, cô gái 27 tuổi bất ngờ phát hiện *m đ*o của mình mắc bệnh lạ khiến quá trình làm “chuyện ấy” đau đớn, không thành.

Cô nàng Katrin Maslenkova đến từ Toronto, Canada năm 18 tuổi đã quyết định dành “lần đầu tiên” của mình cho người bạn trai, thế nhưng mọi chuyện thất bại trong đau đớn. Cô chia sẻ rằng cũ khi ấy như bị va vào tường vậy: “Dù cố gắng đến mấy anh ấy vẫn không thể nào xâm nhập vào bên trong", Katrin buồn bã.

Năm 18 tuổi, cô gái trẻ Katrin muốn trao lần đầu của mình cho bạn trai nhưng không thành.

Nghĩ rằng bản thân đã quá căng thẳng cho đêm đầu tiên, cặp đôi đã cố thử quan hệ T*nh d*c thêm nhưng vẫn thất bại. Katrin chỉ cảm thấy cơn đau đớn tới chảy nước mắt và không thể tiếp tục.

"Việc này khiến tôi tự ti và cảm thấy bản thân chưa đủ tốt, anh ấy xứng đáng được nhiều hơn thế. Tôi bắt đầu ghét bỏ những đụng chạm tình cảm và lảng tránh nó", Katrin kể lại.

Không chỉ khó khăn trong chuyện ấy, trước đây Katrin còn gặp khó khăn trong việc dùng tampon vệ sinh, cô không thể đưa chúng vào *m đ*o của mình, hoặc nếu cố gắng sử dụng sẽ phải chịu cơn đau kinh hoàng lúc lấy ra.

Cô gái trẻ Katrin khi ấy đã tìm đến bác sĩ vào năm 2010 để được kiểm tra tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên bác sĩ tại đây chỉ cho rằng cô còn quá trẻ để quan hệ T*nh d*c nên cơ thể chưa sẵn sàng, gây ra cảm giác đau đớn. Không tin vào chuyện đó, Katrin đã tự tìm hiểu các triệu chứng thông tin tại nhà và biết đến hội chứng có tên là Vaginismus, còn gọi cách khác là chứng co thắt *m đ*o.

Katrin có quay lại khám và hỏi bác sĩ về căn bệnh này, cô nhớ lại: "Bác sĩ đã tiến hành kiểm tra vùng xương chậu cho tôi, nhưng khi dụng cụ siêu âm đi vào *m đ*o, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn. Tôi đã khóc rất nhiều khi đó và bác sĩ phải động viên rất nhiều".

Cô và bác sĩ bắt đầu đi tìm hiểu nguyên do và cho rằng nguyên nhân đến từ một vài chấn thương của Katrin khi còn nhỏ. Họ đề xuất cho Katrin thử liệu pháp giãn cơ *m đ*o bằng dụng cụ đồng thời rèn luyện tâm trí thật thoải mái.

Sau nhiều năm điều trị, Katrin cuối cùng đã có bạn trai

Cuối cùng, sau 6 năm điều trị và ổn định tâm lí, năm 2016, Katrin đã có thể trải qua đêm đầu tiên quan hệ không đau đớn. Cô bắt đầu có bạn trai, tháng 3/2017, cô hẹn hò với người đàn ông 33 tuổi tên Dmitri. Hiện tại, cô đã dừng công việc làm kế toán để giúp đỡ những người phụ nữ không may rơi vào hoàn cảnh như mình.

Hội chứng co thắt *m đ*o là gì?

Co thắt *m đ*o là hội chứng xảy ra khi cơ bắp ở *m đ*o không co thắt hoặc liên tục co bóp khi có vật thể cố gắng xuyên *m đ*o. Kết quả là các cơn co thắt có thể ngăn ngừa việc quan hệ T*nh d*c hoặc gây ra đau đớn.

Điều này có thể xảy ra khi bạn tình cố gắng thâm nhập hoặc khi một phụ nữ chèn một băng vệ sinh hoặc thậm chí khi một người phụ nữ chạm vào gần khu vực *m đ*o của họ.

Triệu chứng thường gặp

Đau mạn tính khi có sự thâm nhập và thường biến mất sau khi không có sự thâm nhập nhưng không phải luôn luôn.

Phụ nữ đã mô tả cơn đau như một cảm giác rát hoặc cảm giác như vừa bị đánh, đẩy vào một bức tường.

Nhiều phụ nữ bị chứng co thắt *m đ*o cũng cảm thấy không thoải mái khi chèn băng vệ sinh hoặc trong lúc bác sĩ kiểm tra khung xương chậu.

An An(Dịch theo Thesun)

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/phu-khoa/6-nam-khong-the-quan-he-tinh-duc-voi-ban-trai-vi-hoi-chung-co-that-am-dao-599352.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho cháu hỏi, vi khuẩn HP có lây qua đường máu và đường quan hệ T*nh d*c không? Cháu xin cảm ơn!
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Màng ngăn là một dụng cụ Tr*nh th*i hình nón vòm hướng vào và khít với cổ tử cung.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY