Sức khỏe hôm nay

6 nhóm thực phẩm mà bà bầu tháng cuối nên ăn

Bà bầu tháng cuối nên ăn gì

1. Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9

Bước sang tháng thứ 9 thai kỳ, bà bầu cần nhiều dinh dưỡng để nuôi con và vượt cạn

Tháng thứ 9 là tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể con gần như phát triển hoàn chỉnh, não và phổi đang trong quá trình hoàn thiện. Ở giai đoạn này, trung bình bé sẽ nặng từ 22,6 - 2,75 kg; dài từ 44 – 46cm; cần nhiều dinh dưỡng để tiếp tục phát triển và khỏe mạnh chào đời.

Đối với bà bầu, bước tháng cuối cùng của thai kỳ cơ thể đã bộc lộ nhiều thay đổi quan trọng: Dạ dày vẫn có cảm giác co bóp dẫn đến chán ăn, ợ nóng; tim đập nhanh; hụt hơi; cơ thể phù nề đòi hỏi kiểm soát tốt lượng muối trong khẩu phần ăn; bổ sung thêm sắt để không phải đối mặt với tình trạng thiếu máu sau sinh; bổ sung canxi để tránh loãng xương...

Có quá nhiều vấn đề cần quan tâm trong khi cơ thể mẹ vừa mệt mỏi, căng thẳng, đi kèm với những lo lắng khi con sắp sửa chào đời. Với những mẹ bầu mang thai lần 2, tâm lý vững vàng hoặc hiểu rõ sức khỏe bản thân, có lẽ mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi bạn biết mình phải làm gì, ăn gì, uống gì.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em câu trả lời hoàn hảo cho băn khoăn bà bầu tháng cuối nên ăn gì; giúp bạn có một sức khỏe tốt để bước vào giai đoạn sinh con; cũng như tránh được nguy cơ loãng xương, thiếu canxi hay thiếu máu sau sinh.

2. Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Có 6 nhóm thực phẩm bà bầu nên ăn để đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi

2.1 Thực phẩm giàu chất xơ

Trong tháng thứ 9 thai kỳ, kích thước của thai nhi lớn tạo gánh nặng, khiến mẹ phát sinh tình trạng táo bón. Nếu không điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời với đa dạng các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể dẫn tới trĩ nội, trĩ ngoại trong tương lai.

Chất xơ có tác dụng ngăn tăng nhu động ruột, tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Cạnh đó, loại dưỡng chất này còn ngăn ngừa béo phì, phòng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn và làm giảm cholesterol trong máu, ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, như: Các loại rau, trái cây tươi, bánh mì nguyên cám, cần tây, cà rốt, khoai lang, khoai tây, giá đỗ, súp lơ, Ngô, gạo lứt, hoa atiso, đậu các loại, các loại hạt tốt...

2.2 Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt là dưỡng chất quan trọng để tổng hợp nên hemoglobin làm đỏ hồng cầu; đồng thời giúp vận chuyển oxy từ phổi đến với các mô trong cơ thể mẹ và thai nhi.

Thực phẩm ăn uống hàng ngày là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho bà bầu. Ở chặng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ cần gấp đôi lượng sắt so với bình thường (khoảng 30mg/ngày) để nuôi dưỡng thai khỏe mạnh.

Nếu thiếu đi chất này, việc vận chuyển oxy cho mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, suy giảm sức đề kháng, nhiễm trùng; còn bào thai có nguy cơ thiếu máu cao, suy dinh dưỡng, non tháng, sinh non, ảnh hưởng đến thể lực và trí tuệ sau này. Sau sinh, mẹ bỉm phải đối mặt với việc băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, suy nhược cơ thể...

Một số loại thực phẩm giàu sắt các mẹ có thể tham khảo: Các loại thịt đỏ, cá hồi, thịt gà, hạt bí ngô, nho khô, lòng đỏ trứng, cải bó xôi, , bông cải xanh, đậu lăng, rau bina, các loại quả mọng...

2.3 Thực phẩm giàu canxi

Đây là những thực phẩm giàu canxi cho bà bầu tháng thứ 9 thai kỳ

Không chỉ ở tháng cuối cùng, mà trong suốt thai kỳ, mẹ bầu bắt buộc phải bổ sung canxi. Loại dưỡng chất này không chỉ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành xương, răng, cơ và hộp sọ của bé; mà còn tham gia  điều hòa quá trình đông máu, giúp người mẹ duy trì nhịp tim ổn định; ngăn ngừa cao huyết áp...

Bà bầu tháng cuối nên ăn gì? Trứng, cá, thịt nạc, chuối, vừng, hạnh nhân, yến mạch, rau lá xanh, các loại hạt, các chế phẩm từ sữa... đây đều là những loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu.

Trong quá trình mang thai, nếu cảm thấy đau lưng, mỏi khớp, đau - sâu răng, chuột rút, mất ngủ hay tê chân thì có thể đây là lời cảnh báo về việc thiếu canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy bổ sung ngay, bởi thiếu đi dưỡng chất này có thể khiến bé chậm phát triển, còi xương bẩm sinh, thậm chí là dị dạng. Mẹ bầu dễ bị loãng - xốp xương, tăng nguy cơ tiền sản giật.

2.4 Thực phẩm chứa vitamin A

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin A cho bà bầu cuối thai kỳ

Bà bầu tháng cuối nên ăn gì? Bí đỏ, thịt bò, cà chua, cà rốt, ớt chuông, khoai lang, dưa hấu, cải bó xôi, xoài, gấc, sữa và các sản phẩm từ sữa... đây đều là những thực phẩm giàu Vitamin A cho bà bầu tháng cuối thai kỳ.

Ngoài Vitamin A, những loại thực phẩm kể trên còn cung cấp rất nhiều Vitamin và chất khoáng khác tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Mỗi loại dưỡng chất lại đóng vai trò khác nhau trong sự phát triển của bé qua từng giai đoạn. Riêng Vitamin A có tác dụng giúp bé cưng phát triển các tế bào máu, da, mắt, đóng góp vào sự phát triển của xương và một số cơ quan chuyên biệt khác; đồng thời tăng khả năng miễn dịch.

2.5 Thức ăn giàu vitamin C

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C mà bà bầu tháng cuối thai kỳ có thể ăn. Có thể kể tên như:

Trái cây: Cam, quýt, bưởi, táo, mơ, hồng, đào, dâu tây, đu đủ chín… Mẹ bầu có thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống.

Rau củ: Củ cải đường, cà chua, bắp cải, khoai tây, ớt chuông, súp lơ, cà chua, cải Brussels, các loại rau lá xanh, bông cải xanh, đậu...

Hãy đảm bảo bổ sung đủ Vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung ngay từ đầu, đừng để sức khỏe mẹ và bé bị ảnh hưởng rồi mới bổ sung. Đủ Vitamin C, hệ miễn dịch của mẹ và thai nhi sẽ được củng cố; ngăn ngừa tình trạng suy tĩnh mạch do cholesterol tích tụ đồng thời loại bỏ các chất độc hại. Dưỡng chất này cũng hỗ trợ điều trị táo bón thai kỳ, tạo collagen, giảm các vết rạn nứt trên da mẹ.

2.6 Những món giàu axit folic

Bác sĩ chuyên khoa cho biết phụ nữ nên bổ sung Axit folic trong ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Điều này giúp giảm 70% nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở trẻ nhỏ.

Tầm quan trọng của dưỡng chất này được thể hiện từ những ngày đầu của thai kỳ, đến tháng cuối thai kỳ hiệu quả càng bộc lộ rõ nét. Đủ Axit folic thai nhi sẽ tránh được nguy cơ dị tật ống thần kinh; giảm các bệnh về tim mạch, tăng thính lực, giảm homocysteine trong máu, chống lại chứng đau nửa đầu, chống giảm trí nhớ (Alzheimer) ở mẹ.

Để bổ sung axit folic, các mẹ bầu cần thêm vào thực đơn dinh dưỡng của mình những thực phẩm sau: Các loại rau có màu xanh đậm, bông cải xanh, hạt hướng dương, lòng đỏ trứng, trái cây họ cam chanh, măng tây, dưa vàng, quả bơ,...

3. Sử dụng viên uống bổ sung trong tháng cuối thai kỳ

Hãy bổ sung thêm viên uống nếu mẹ bầu thiếu chất

3.1 Viên sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình mang thai của bà bầu. Ngoài bổ sung sắt bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng, đa số chị em đều sử dụng thêm viên sắt. Tuy nhiên phải bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách mới phát huy tối đa hiệu quả.

Mẹ bầu nên uống loại sắt nào? Sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: Sắt vô cơ (sulfate) và hữu cơ (umarate và sắt gluconate). Trong đó, sắt hữu cơ được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn bởi dễ hấp thụ và ít gây táo bón.

Trước khi mang thai, phụ nữ cần 15mg sắt/ ngày. Trong thai kỳ, nhu cầu tăng gấp đôi. Dựa vào chỉ tiêu này, mẹ bầu nên tính toán lượng sắt cần thiết cần bổ sung cho cơ thể. Ăn uống không đủ thì sử dụng thêm viên sắt. Cần bổ sung trong suốt thai kỳ để tăng dự trữ, đảm bảo đủ sắt ở những tháng cuối thai kỳ.

3.2 Viên đa vi chất

Bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai tháng cuối góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thể lực, trí lực cho trẻ. Trong viên đa vi chất có nhiều vi chất đơn lẻ, như: Sắt, canxi, Vitamin D, kẽm, Magie... tất các các vi chất đều có liên quan, tương tác mật thiết với nhau, giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. 

Khi bổ sung viên đa vi chất, bà bầu cần sử dụng những loại được các bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng để đảm bảo phù hợp với nhu cầu cơ thể mình. Cạnh đó, các mẹ cũng nên dành thời gian thư giãn, thể dục nhẹ nhàng (nếu được bác sĩ của mình khuyến khích), ngủ đủ giấc... để có tinh thần tốt nhất đón con chào đời.

3.3 Bổ sung canxi

Bà bầu tháng thứ 9 nên ăn gì? Tháng cuối thai kỳ, nếu không nhận đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn uống hàng ngày, hoặc gặp phải tình trạng không dung nạp lactose thì bà bầu bắt buộc phải bổ sung thêm canxi từ viên uống.

Tuy nhiên, trước khi dung nạp bất cứ thứ gì vào cơ thể, chị em đều phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chú ý đến hàm lượng. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, cần bổ sung 1500mg/ ngày. Mẹ bầu nên uống canxi vào buổi sáng (sau bữa sáng 1 tiếng), hạn chế dùng vào ban tối. Không nên uống 1 lần quá nhiều, cần chia nhỏ thành nhiều lần vì cơ thể bà bầu chỉ hấp thụ tối đa 500mg/ lần.

Nếu bổ sung cả sắt lẫn canxi thì chị em nên uống cách nhau để tránh xung đột. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên uống canxi có đường hoặc muối natri. Muốn biết bản thân thừa hay thiếu canxi, mẹ bầu có thể đi xét nghiệm tại các cơ sở có chuyên môn, nhưng phải đảm bảo di chuyển an toàn.

Bước sang tháng thứ 9, mẹ bầu hãy ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt vượt cạn thành công

Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu cần cân đối dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: Chất bột đường (carbohydrate), Chất béo (lipid), Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất và Chất đạm (protein). Việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu là cần thiết để đảm bảo đủ năng lượng để vượt cạn thành công!

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/6-nhom-thuc-pham-ma-ba-bau-thang-cuoi-nen-an-33499/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY