12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

6 quy tắc mà bệnh nhân tiểu đường phải tuân thủ để kiểm soát lượng đường trong máu

Ăn uống lành mạnh, luôn kiểm soát được chỉ số đường huyết, tập thể dục đều đặn... là những quy tắc mà bệnh nhân tiểu đường nên tuân thủ.

Với bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe và kiểm soát mức độ biến động của lượng đường trong máu. Cho dù bị hay hạ đường huyết, nhận thức được tình trạng của bản thân sẽ giúp người bệnh quản lý và kiểm soát bệnh tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành.

Để làm được điều đó, dưới đây là 6 quy tắc mà bệnh nhân tiểu đường phải tuân theo để khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

1. Ăn uống lành mạnh

Khi nói đến bệnh tiểu đường, điều quan trọng là chế độ ăn uống hàng ngày. Thực hiện chế độ ăn uống tốt là một trong những cách tốt nhất để ổn định lượng đường trong máu. Đảm bảo rằng các bữa ăn chính cách nhau không quá 4 đến 5 giờ, tức là cứ sau 2,5 đến 3 giờ sẽ ăn một món gì đó. Điều này sẽ giữ mức đường huyết trong phạm vi cho phép.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng - (Ảnh: Freepik).

Các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như mì, gạo trắng, bánh mì trắng làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy hãy tránh đưa chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thay vào đó, người bị bệnh tiểu đường nên tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như yến mạch, gạo lứt, lúa mì, v.v.

2. Tập thể dục thường xuyên là một lựa chọn lành mạnh

Tập thể dục cũng giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định vì vậy hãy cố gắng đốt cháy calo bằng cách tập thể dục mỗi ngày để khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, bạn hãy chú ý kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập luyện và nếu bạn thấy chúng quá cao hoặc quá thấp, hãy cho bản thân nghỉ ngơi vào ngày hôm đó.

3. Đừng bỏ qua thuốc

Điều quan trọng là phải thường xuyên dùng thuốc đối với bệnh nhân tiểu đường. Điều này là bởi, việc bỏ qua thuốc có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.

Để có thể kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường, việc dùng thuốc theo một lịch trình thích hợp cũng có tác dụng hữu ích bên cạnh việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

4. Cố gắng giảm cân nếu thừa cân

Bệnh nhân tiểu đường nếu bị thừa cân hoặc béo phì sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Nó làm tăng mức cholesterol với tốc độ cao và có nguy cơ gây ra bệnh tim.

Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp giúp giảm cân không chỉ tốt cho bệnh tiểu đường mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể.

5. Kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu

Máy đo đường huyết nên là thiết bị đi kèm của bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào. Đảm bảo rằng bạn được kiểm tra HbA1C (Hemoglobin A1C) một năm hai lần hoặc ba tháng một lần tùy thuộc vào mức độ kiểm soát bệnh.

Xét nghiệm đo lượng đường trong máu trung bình để tính xem nó có nằm trong phạm vi yêu cầu hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Máy đo đường huyết nên là thiết bị đi kèm của bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào - (Ảnh: Freepik).

6. Kiểm soát mức cholesterol

Bệnh tiểu đường làm giảm mức cholesterol tốt và tăng mức cholesterol xấu và chất béo trung tính, có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.

Do vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh xa chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vì nó làm tăng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường là tất cả về thay đổi lối sống và thực hiện các bước kiểm soát chặt chẽ. Tuân theo các quy tắc trên đây sẽ giúp người bị bệnh tiểu đường giữ ổn định lượng đường trong máu trong mức cho phép và khỏe mạnh.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/6-quy-tac-ma-benh-nhan-tieu-duong-phai-tuan-thu-de-kiem-soat-luong-duong-trong-mau-31284/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY