Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 sai lầm của bố mẹ phá vỡ giấc ngủ của con, nhiều người vẫn đang làm theo

Không để bé học cách tự ngủ, ngủ chung giường… là những sai lầm của cha mẹ khiến giấc ngủ con không được trọn vẹn.

Giữ thói quen cho con nhiều cữ sữa vào ban đêm

Đánh thức trẻ uống sữa (nhất là trong giai đoạn từ 22h đến 3h) sẽ làm đứt quãng giấc ngủ, thời gian vàng để não bộ nghỉ ngơi cũng như quá trình củng cố điều trẻ học được vào ban ngày. Về lâu dài, chất lượng giấc ngủ suy giảm, ảnh hưởng nhiều kỹ năng khác như học hỏi, ghi nhớ, giao tiếp...

Phụ huynh chỉ cần cung cấp khẩu phần sữa theo nhu cầu của trẻ, một ly trước khi đi ngủ để dạ dày không quá no hoặc quá đói. Bố mẹ có thể lựa chọn loại sữa có thành phần chất xơ hòa tan, men vi sinh Probiotic, đạm Whey giàu Alpha-lactalbumin để con dễ tiêu hóa, hấp thu. Sữa chứa nhiều Tryptophan (một tiền chất qua được hàng rào máu não để chuyển hóa thành Serotonin và Melatonin) giúp bé êm bụng, ngủ ngon từ đó phát triển trí não tốt hơn.

Ảnh minh họa.

Không thiết lập giờ đi ngủ cố định cho con

Thiết lập cho trẻ thói quen trước khi đi ngủ là điều vô cùng cần thiết. Việc này giúp chúng cảm thấy dễ chịu và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Bạn hãy tập cho con thói quen ngủ đúng giờ để chúng phân biệt được thời gian học bài và thời gian nghỉ ngơi. Khi việc này đã trở thành lịch trình cố định, trẻ sẽ mong đợi tới giờ đi ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng được đảm bảo hơn.

Không để bé học cách tự đi ngủ

Cha mẹ thường hay đung đưa hoặc xoa bóp cho con dễ ngủ hơn. Nhưng tốt hơn bạn không nên làm thế, hãy để con tự học cách đi ngủ mà không cần sự giúp đỡ từ cha mẹ. Đồng thời, bạn cũng đừng để ý tới âm thanh mà đứa trẻ phát ra khi đi ngủ.

Những âm thanh đó không có nghĩa con bạn đang thức hay cần bạn giúp đỡ. Đứa trẻ đang trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ và việc bạn đến gần kiểm tra có thế khiến chúng tỉnh giấc.

Chiều chuộng nhu cầu ngủ của con

Nhiều bố mẹ thường cho con ngủ bất kỳ lúc nào con thích, dù là ban ngày. Thế nhưng, thời điểm từ 22h đến 3h mới là giai đoạn vàng để phát triển thể chất và trí não. Ngủ ngày quá nhiều không những khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ vào buổi tối mà còn tạo thói quen xấu, không phân biệt được ngày và đêm, đồng hồ sinh học dễ bị đảo lộn.

Phụ huynh có thể điều chỉnh giấc ngủ bằng cách giúp bé nhận ra ngày (thời gian dành cho các hoạt động) và đêm (thời gian để nghỉ ngơi). Bố mẹ mở cửa sổ, tạo tiếng động lớn vào buổi sáng; buổi tối giảm ánh sáng, nếu mở nhạc nên vặn âm lượng nhỏ, chỉ mở một bài êm dịu cố định. Sau khi rèn luyện được phản xạ này, con có thể ngủ ngon trong nhiều hoàn cảnh, thuận lợi lúc gia đình đi du lịch, vui chơi xa.

Để trẻ thức quá lâu

Nhiều khi cha mẹ nghĩ việc trẻ thức lâu sẽ khiến chúng mệt mỏi hơn và dễ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, chính điều này khiến trẻ bị xáo trộn lịch trình ngủ và giấc ngủ sẽ bị rút ngắn lại. Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ ngắn là điều bình thường nhưng với những đứa trẻ ở độ tuổi lớn hơn, chúng cần những giấc ngủ dài hơn. Nếu thời gian ngủ trưa bị rút ngắn, nhiều đứa trẻ sẽ bỏ qua giấc ngủ đó.

Đặt con ngủ trong phòng có ánh sáng

Một số cha mẹ nghĩ việc cho con ngủ trưa ở phòng có ánh sáng sẽ giúp chúng phân biệt được ngày và đêm. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai. Ngược lại, bóng tối sẽ khiến cơ thể sản sinh ra hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ của trẻ.

Theo Mộc/Thể thao & Văn hóa

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/6-sai-lam-cua-bo-me-pha-vo-giac-ngu-cua-con-nhieu-nguoi-van-dang-lam-theo.html

Theo Mộc/Thể thao & Văn hóa

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/6-sai-lam-cua-bo-me-pha-vo-giac-ngu-cua-con-nhieu-nguoi-van-dang-lam-theo/20220310094907306)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính..
  • Theo ThS. BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều thói quen trong khi chế biến đồ ăn hàng ngày của các mẹ đôi khi làm mất đi lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển
  • Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng khi mắc bệnh tiêu chảy dễ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn? - Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi mà con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ sơ sinh nhẹ cân gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn tăng động kém chú ý...
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY