Sức khỏe hôm nay

6 thói quen cần tập để trẻ em không bao giờ bị bệnh

Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình phát triển khoẻ mạnh. Vậy thì bạn cần ghi nhớ một số kỹ năng hướng dẫn sau để giúp trẻ không bao giờ bị ốm vặt.

1. Thường xuyên ăn sữa chua

Không chỉ được nhiều trẻ ưa thích, sữa chua còn có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường hệ tiêu hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ nhờ nguồn probiotic dồi dào.

Sữa chua sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều bệnh tật.

Trẻ từ 3-5 tuổi nếu ăn sữa chua hằng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hoá, cảm sốt hơn những trẻ không ăn.

2. Không chạm tay vào mặt

Vi khuẩn hay virus từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi hoặc miệng. Vì thế, hãy tập cho bé thói quen không đưa tay vào những khu vực này. Cẩn thận hơn, hãy nhắc nhở bé không nên dùng chung bàn chải đánh răng, ống hút hay khăn mặt với người khác để tránh bị lây bệnh.

3. Chăm chỉ bổ sung vitamin D

Thiếu vitamin D, trẻ dễ bị còi cọc, chậm lớn, hệ miễn dịch suy yếu. Sữa là thực phẩm không thể thiếu đối với các bé trong độ tuổi phát triển. Ngoài sữa ra, cha mẹ cũng cần tập cho bé ăn những loại thức ăn giàu canxi như cá, dầu cá, ngũ cốc, trứng, nấm…

Ngoài sữa, hãy giúp trẻ làm quen với những thực phẩm giàu canxi như cá, trứng, ngũ cốc hay nấm.

Cũng cần khuyến khích trẻ siêng năng vận động, tăng cường tập thể dục thể thao ngoài trời để cơ thể hấp thụ vitamin D một cách tự nhiên nhất.

4. Ngủ đủ

Thiếu ngủ làm nguy cơ cảm cúm tăng lên đến hai lần. Hãy tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm và ngủ đủ số giờ cần thiết.

Trẻ nhỏ cần ngủ khoảng 14 tiếng một ngày, trẻ mẫu giáo cần ngủ khoảng 11-13 tiếng một ngày.

5. Rửa tay với xà phòng

Đây là hành động nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả. Hầu hết các bề mặt chúng ta tiếp xúc như sàn nhà, mặt bàn, nắm đấm cửa, điện thoại hay máy tính đều chứa rất nhiều vi khuẩn. Dạy trẻ thói quen thường xuyên rửa tay cũng là cách bảo vệ trẻ khỏi những vi khuẩn gây hại.

Rửa tay sẽ giúp loại trừ các loại vi khuẩn bám trên bề mặt tiếp xúc.

6. Chăm vận động cơ thể

Thói quen ham thích vận động có thể bắt nguồn từ những chuyến đi chơi xa, đi dã ngoại cho bé và gia đình. Những buổi đi chơi này sẽ hình thành nên lòng ham học hỏi và kích thích sự năng động của trẻ hơn là để trẻ chơi ở nhà. Vận động cơ thể còn giúp kích thích sự tuần hoàn của các tế bào kháng viêm trong cơ thể.

Vi Vi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/6-thoi-quen-can-tap-de-tre-em-khong-bao-gio-bi-benh-19275/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY