Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 thói quen xấu gây hại cho xương khớp nhiều người Việt đang mắc: Hãy dừng bẻ khớp tay

Hiện ngày càng nhiều người trẻ mắc các bệnh lý về xương khớp mà nguyên nhân phần lớn là do những thói quen xấu mà nhiều người đang mắc phải.

Theo bác sĩ vũ văn đại, khoa y học cổ truyền, bv trung ương quân đội 108, ngày càng nhiều người mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống.

Ngoài nguyên nhân do quá trình thoái hóa tự nhiên diễn ra, thì phần lớn bệnh lý xương khớp phát sinh là do những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày làm ảnh hưởng xấu đến hệ cơ xương khớp. dưới đây là những thói quen có tác động xấu, làm giảm tuổi thọ của xương khớp mà nhiều người đang mắc phải.

1. Thói quen bẻ khớp tay, chân, vặn lưng, cổ quá mức

Nhiều người cảm thấy thoải khi bẻ khớp tay, chân, văn lưng, cổ… tuy nhiên, nếu việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động sẽ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp.

Chính điều đó đã làm cho các khớp ngày càng to lên và có thể gây ra nhưng tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Và nếu không bỏ thói quen xấu này sẽ gây ra biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh...

Thói quen bẻ khớp tay, chân, văn lưng, cổ... sẽ gây thoái hóa khớp, giảm tuổi thọ của xương khớp. Ảnh minh họa

2. Thói quen ngồi xổm, leo cầu thang

Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi.

Lúc đi bộ, lực này tác động bằng khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể, khi leo cầu thang lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này gấp 7-8 lần trọng lượng cơ thể.

Do đó, thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi.

Tập luyện cơ tứ đầu đùi và tránh thói quen ngồi xổm, hạn chế tối đa lên xuống cầu thang hay khiêng vác lên cầu thang sẽ giúp bảo vệ khớp chè đùi. 

3. Thường xuyên đi giầy dép cao

Đi giầy dép cao gót sẽ giúp chị em tăng thêm chiều cao, tạo dáng đẹp, nhưng thường xuyên đi giầy cao gót sẽ khiến các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi.

Triệu chứng thường gặp khi đi giầy cao gót là đau lưng, đau bắp chân hay đau phần trên của gót chân. Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.

Bên cạnh đó, việc đi giầy có mũi càng nhỏ hẹp sẽ ép các ngón chân lại với nhau gây vẹo ngón cái ra ngoài, lâu ngày gây biến dạng ngón cái và các ngón khác. Ngoài ra, việc ép các ngón chân ở mũi giày gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh gây đau hay phì đại các nhánh thần kinh vùng bàn chân.

Do đó, để không ảnh hưởng nên xương khớp thì nên tránh mang giày cao gót quá lâu, khi chọn mua giày không nên chọn đế quá cao, phần mũi giày không nên ép các ngón chân quá chật, chất liệu da giày nên mềm mại và không gây kích ứng.

[không nên chọn đế giầy quá cao, phần mũi giày không nên ép các ngón chân quá chật để tránh gây hại cho xương khớp. ảnh minh họa]

Không nên chọn đế giầy quá cao, phần mũi giày không nên ép các ngón chân quá chật để tránh gây hại cho xương khớp. ảnh minh họa

4. Các thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống

- Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu. 

- Mang balô nặng, mang túi nặng một bên.

- Đi khom người hay đứng xiêu vẹo.

- Nhặt đồ vật khom lưng hay khiêng vật nặng khom lưng.

- Mang vật nặng xoay đột ngột.

Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn.

Hơn nữa, khi ngồi làm việc các khớp xương bàn tay, cổ tay và cánh tay luôn luôn phải hoạt động để làm việc khiến cho các dây chằng và cơ phải chịu sức ép khi hoạt động liên tục.

Để phòng ngừa các bệnh xương khớp, nên từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp tinh thần thoải mái, ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.

Ngoài ra, việc mang balô hay túi nặng một bên khiến cột sống phải nghiêng hẳn một bên, các nhóm cơ hoạt động không đều dễ bị vẹo cột sống, tổn thương đốt sống và dây chằng. Do vậy khi mang túi xách, chúng ta không nên mang quá 10% trọng lượng cơ thể và khi phải mang nhiều hơn thì nên mang đều hai tay.

Việc cúi gập ngang hông lưng quá 90 độ sẽ khiến hệ thống dây chằng phía sau căng quá mức và có thể bị rách, đĩa đệm chịu lực quá mức có thể lồi ra phía sau gây thoát vị đĩa đệm.

Vì vậy, nên hạn chế gập lưng quá mức, nhất là khi nhặt đồ vật rơi. Đặc biệt không nên cúi người khiêng vật nặng. Tư thế đúng trong các việc này là ngồi xuống và thẳng lưng để nhặt đồ vật.

Thói quen sử dụng nhiều rượu bia, Thu*c lá, cà phê, nước ngọt có ga... làm giảm lượng canxi, gây ảnh hưởng đến xương khớp. Ảnh minh họa

5. Chế độ dinh dưỡng thiếu và không cân đối

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn để khả năng hoạt động của hệ xương khớp. Nếu ăn uống thiếu chất sẽ khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng xương khớp.

Nhưng ngược lại, chế độ ăn quá nhiều các chất đường và chất béo cũng khiến cơ thể bị thừa cân, béo phì, làm cho hệ xương khớp phải chịu đựng sức nặng nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị các bệnh xương khớp.

Ngoài ra, thói quen sử dụng nhiều rượu bia, Thu*c lá, cà phê, nước ngọt có ga cũng làm giảm lượng canxi và khả năng hấp thụ canxi gây ra bệnh loãng xương.

Vì thế, để có hệ xương chắc khỏe cần bỏ những thói quen xấu, duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường uống sữa, ăn nhiều rau xanh lá đậm, hoa quả tươi, ngũ cốc, hải sản…, vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ hệ xương khớp vững chắc.

6. Lười vận động

Lười vận động là một trong những thói quen xấu gây hại cho xương khớp. lười vận động sẽ dẫn đến là các bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống…

Vậy nên, thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày cần dành khoảng 30 phút thực hiện những bài tập thể dục đơn giản như: Bơi lội, đi bộ, chạy, đạp xe, cầu lông, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh, yoga…

Theo An An/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/6-thoi-quen-xau-gay-hai-cho-xuong-khop-nhieu-nguoi-viet-dang-mac-hay-dung-be-khop-tay-d52839.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/6-thoi-quen-xau-gay-hai-cho-xuong-khop-nhieu-nguoi-viet-dang-mac-hay-dung-be-khop-tay-d52839.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/6-thoi-quen-xau-gay-hai-cho-xuong-khop-nhieu-nguoi-viet-dang-mac-hay-dung-be-khop-tay-392462)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY