Tin y tế hôm nay

Tin y tế

600 mét di chuyển bé trai cùng hệ thống ECMO nặng hơn 100 kg

TP HCM-Bé trai 15 tuổi hôn mê, sống không thể tách rời hệ thống ECMO tim phổi nhân tạo. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lên phương án đưa bé đi chụp CT não đánh giá tình trạng bệnh.

Bé bị viêm cơ tim, chuyển từ an giang đến bệnh viện nhi đồng thành phố hơn 10 ngày trước. bé rối loạn nhịp tim nặng, nhiều lần ngừng tim, các bác sĩ phải đặt máy tạo nhịp, sốc điện liên tục để giữ tính mạng.

Ngày 16/1, bác sĩ chỉ định chụp ct não để đánh giá tình trạng bệnh. bé nặng 70 kg, thở máy, sốc tim, suy đa tạng, đang chạy ecmo, hệ thống lọc máu cồng kềnh cùng hàng chục máy bơm tiêm vận mạch khác xung quanh. bệnh nhi không thể tách rời máy ecmo - cỗ máy nâng đỡ chức năng tim phổi để duy trì sự sống.

"vấn đề đặt ra là phải di chuyển bé cùng toàn bộ hệ thống máy móc sang phòng chụp ct ở khoa chẩn đoán hình ảnh, cách nơi điều trị khoảng 600 m, ở cùng tầng trệt", bác sĩ nguyễn cát phương vũ, khoa hồi sức tích cực chống độc, chia sẻ.

Các bác sĩ vừa đẩy giường bệnh, vừa theo dõi sinh hiệu, canh bóp bóng đều tay nâng nhịp thở. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Chuyến đi chỉ 600 m nhưng vô cùng khẩn trương, nhiều rủi ro, được lên kế hoạch chi tiết. Bốn bác sĩ nam và một bác sĩ nữ vừa đẩy chiếc giường bệnh kèm máy móc khoảng hơn 100 kg, vừa theo dõi sinh hiệu, canh bóp bóng đều tay nâng nhịp thở bé. Một băng ca khác chở dụng cụ, máy móc kèm theo. 6 điều dưỡng, kỹ thuật phòng trang thiết bị, chẩn đoán hình ảnh theo sát vòng ngoài.

Trong phòng chụp ct, thay vì tất cả đều phải ra ngoài trong khi chụp để tránh phóng xạ, bác sĩ lê vũ phượng thy, trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc, khoác chiếc áo chì màu xanh nặng hơn chục kg, không ngại nguy cơ ăn tia x, ở lại phòng để bóp bóng liên tục cho bé. một bác sĩ nam vẫn theo dõi máy ecmo, sát cánh cùng bé hơn 15 phút trong phòng chụp.

CT Scan, còn gọi chụp cắt lớp vi tính, là dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể, sau đó xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của bộ phận cần chụp. Phương pháp này có độ tương phản cao, nhận diện tổn thương rõ, chụp được nhiều góc, nhiều lát cắt. Thời gian chụp cắt lớp vi tính tùy thuộc từng bệnh nhân, từng bộ phận cần chụp.

Bác sĩ mặc áo chì màu xanh, bóp bóng, theo dõi máy ECMO, sát cánh cùng bé hơn 15 phút trong phòng chụp. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

"Chúng tôi gọi đùa đây là chuyến đi phượt mạo hiểm đầu tiên của con trai sau hơn chục ngày mê man, đã thành công", bác sĩ Vũ nói. Hiện bé vẫn còn nguy kịch, hôn mê, "chưa thể nói trước điều gì". Các bác sĩ đang túc trực theo dõi ngày đêm, tiếp tục các phương án điều trị.

Ecmo (extracorporeal membrane oxygenation) là một hệ thống thiết bị hỗ trợ sự sống, bằng phương pháp "oxy hóa qua màng ngoài cơ thể". bệnh nhân phải sử dụng ecmo là những trường hợp nguy kịch, suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

Máy ecmo có khả năng thay thế chức năng của tim và phổi, để tim hoặc phổi được nghỉ ngơi, hồi phục. khi chạy máy ecmo, người bệnh phải được chăm sóc trong đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/600-met-di-chuyen-be-trai-cung-he-thong-ecmo-nang-hon-100-kg-4222095.html)

Tin cùng nội dung

  • Em 21 tuổi, leo cây hái nhãn và bị té ở độ cao khoảng 1,5 - 2m, chỉ bị trầy xước sơ sơ nhưng không may là phần sau đầu em ngã trúng nhánh nhãn.
  • Các bác sĩ có thể chẩn đoán chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em nhờ phương pháp chụp quét CT não.
  • Một vài thói quen đơn giản dưới đây để làm giảm nguy cơ các vấn đề phát triển trong đường tiết niệu của bạn.
  • Xin Mangyte cho biết chụp CT toàn thân có cản quang tại trung tâm Hòa Hảo phải chuẩn bị những gì? Tôi đã nhiều lần chụp CT có cản quang trong 1 năm, có cần xét nghiệm máu lại trước khi chụp không? Tại Hòa Hảo có được tính BHYT hay không? Cám ơn các bác sĩ nhiều! (Trần Thị Hoa - Bến Tre)
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Ba tôi năm nay 64 tuổi, đang điều trị cao huyết áp 3 năm rồi, hiện giờ huyết áp ổn định. Tuy nhiên, ba tôi hút Thu*c lá đã hơn 30 năm, gần đây ông thỉnh thoảng có cơn đau thắt ở ngực bên trái nên BS khuyên đi chụp CT động mạch vành. Do ba tôi lớn tuổi nên muốn khám dịch vụ cho nhanh. Nhờ Mangyte hướng dẫn những việc cần chuẩn bị, kinh phí, địa chỉ khám… Cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Hưng Thịnh – quận 12, TPHCM)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành là phương pháp thăm dò nhằm tìm những đốm canxi, hay sự vôi hóa trên thành của động mạch vành nuôi tim
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY