12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

7 biện pháp tự nhiên đánh tan sỏi thận

Sỏi thận làm cho bạn đau đớn nếu như bạn không sớm loại bỏ chúng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sỏi thận thường có ở nam giới hơn ở nữ giới, do tiết tố nữ giúp ngăn ngừa sỏi thận hình thành.

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi). Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng) và đến bìu. Những triệu chứng khác bao gồm:

- Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục;

- Tiểu máu;

- Buồn nôn và nôn mửa;

- Ớn lạnh;

- Sốt;

- Cơn đauquặn thận thường xuyên;

- Đi tiểu gấp;

- Đổ mồ hôi.

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng trên. Đặc biệt bạn phải tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay nếu có các triệu chứng như:

- Cơn đau nghiêm trọng tới mức bạn không thể ngồi im;

- Cơn đau đi kèm buồn nôn và nôn mửa;

- Cơn đau đi kèm sốt và ớn lạnh;

- Nước tiểu có máu;

- Khó tiểu.

Sỏi thận là một bệnh khác phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sỏi thận, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người lớn tầm 40 tuổi trở lên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Ngoài ra, theo trang Magforwomen, bạn có thể tự chữa sỏi thận bằng một số liệu pháp tự nhiên dưới đây:

1. Hỗn hợp dấm táo, chanh và dầu ô liu

Đây là một biện pháp khắc phục tốt cho sỏi thận, cũng như loại bỏ những cơn đau bụng do sỏi thận gây ra. Trộn dầu ô liu và chanh uống hàng ngày.

Sau khi uống xong hỗn hợp trên bạn có thể dùng một chút dấm táo sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng. Hãy dùng thường xuyên hỗn hợp này sẽ cho bạn kết quả rất tốt.

2. Rễ bồ công anh

Rễ của bồ công anh từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa sỏi thận. Dùng dễ bồ công anh hãm nước uống thay trà ngày để giúp giảm đau. Ngoài ra, rễ bồ công anh cũng chữa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Đậu đỏ

Đun nước hạt đậu đỏ uống thường xuyên và kiên trì, cơn đau ở thận sẽ giảm dần. Ngoài ra đậu đỏ chứa nhiều kẽm, do đó dễ dàng giúp làn da bạn làm lành những nhược điểm trên da. Kẽm còn giúp ngăn ngừa mụn.

4. Nước ép quả lựu

Axít axetic, hay còn gọi là etanoic, là một axít hữu cơ (Axit Cacboxylic) có thể trợ giúp trong hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để điều trị sỏi thận. Nó còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe khác.

5. Cần tây

Bạn có thể có thể ăn chúng khi chúng đã được chế biến hoặc dùng như nước trái cây và uống nó mỗi ngày. Nó ngăn ngừa sỏi thận và cũng giúp giảm đau.

6. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể và vô cùng hữu ích cho thận của bạn. Ăn nhiều trái cây như dưa hấu cũng rất tốt cho thận. Trà húng quế cũng là một biện pháp khắc phục tuyệt vời để chữa bệnh sỏi thận và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.

7. Vitamin B6

Vitamin B6 là một liệu phát tuyệt với để điều trị sỏi thận. Để bổ sung đầy đủ lượng vitamin B6 cho cơ thể, nên ăn nhiều thịt gà, gan, khoai tây, chuối, hạt hướng dương, nước ép lê…

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này nếu bạn:

- Có người trong gia đình bị bệnh sỏi thận;

- Ăn quá nhiều muối hoặc đường;

- Béo phì;

- Bệnh hoặc phẫu thuật về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa từ đó ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi và nước của bạn;

- Mắc một số bệnh lý như nhiễm toan ống thận, cystinuria, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu và sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sỏi thận?

Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:

Soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser;

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.

Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy), bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.

Tuấn Minh

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/7-bien-phap-tu-nhien-danh-tan-soi-than-20177/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY