Dấu hiệu mang thai hôm nay

7 dấu hiệu báo mẹ mang thai đôi

Ước mong cùng lúc sinh được 2 thiên thần nhỏ có thể sẽ thành sự thật, nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau đây.

Bầu bí song sinh thường mang lại cảm xúc lẫn lộn cho chị em, bởi song hành với niềm vui, cùng lúc chào đón 2 thiên thần nhỏ, sẽ là nguy cơ gia tăng các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, như sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, vân vân. Ngoài ra, mẹ bầu sinh đôi cũng cần chăm chút chế độ ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cẩn thận hơn các mẹ bầu bình thường khác.

Do đó, nhận biết sớm những dấu hiệu mang thai đôi dưới đây, sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc tốt hơn cho cả mẹ lẫn các bé, ngay từ giai đoạn đầu bầu bí, từ đó vượt cạn thành công như mong đợi.

1. Trực giác mạnh mẽ.

Thật lạ nhưng lại là sự thật, nhiều chị em cảm giác được, đang mang trong mình cùng lúc nhiều hơn một em bé, ngay trước khi có sự xác nhận của bác sĩ. Họ có thể mơ, suy nghĩ hoặc giữ niềm tin vững chắc về điều này.

2. Các triệu chứng thai nghén quá rõ rệt.

Ngực căng lớn và nhạy cảm, muốn đi tiểu nhiều hơn, tim hoạt động nhiều, đập nhanh và mạnh hơn, ủ rũ, dễ cáu gắt, bức rứt không yên, tâm trạng không ổn định, vân vân, là các triệu chứng thông thường khi mang thai, nhưng đặc biệt sẽ càng rõ ràng, và dễ nhận thấy hơn ở những mẹ bầu thai đôi. Bên cạnh đó, chị em có thể sẽ không hấp thu được một số loại thức ăn, không chịu được mùi vị của một vài thực phẩm thông thường, như các loại thịt, hải sản, cà phê và trà.

3. Mệt mỏi cùng cực.

Các triệu chứng ốm nghén vào đầu thai kỳ, thậm chí trong suốt quá trình mang thai, sẽ nặng nề hơn ở mẹ bầu mang song thai. Ngoài việc luôn buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi cùng cực, cảm giác hoàn toàn kiệt sức và khó chịu mỗi ngày, cũng là triệu chứng thai nghén phổ biến, nhưng càng rõ hơn trong trường hợp mang bầu song sinh. Nếu các mẹ cảm thấy quá mệt mỏi và chóng mặt, hãy cố gắng nghỉ ngơi, đừng làm việc hay vận động quá sức.

4. Tăng cân nhanh chóng.

Thông thường trong quý đầu thai kỳ, chị em chỉ tăng khoảng từ 1 đến 2kg, nên nếu nhận thấy cân nặng cơ thể nhanh chóng thay đổi, ngay từ khi mới bầu bí, có thể bạn đã mang bầu song thai. Sự tăng cân bất thường này, không chỉ do trọng lượng của 2 bé, mà còn bởi cơ thể mẹ còn phải sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu, để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong người. Hầu hết mẹ bầu mang thai đôi, sẽ tăng từ 15 đến 20kg trong suốt thai kỳ, so với cân nặng chuẩn thông thường từ 12 đến 16kg.

5. Độ lớn so với tuổi thai.

Nếu trong mỗi lần khám thai, đều nhận được kết quả tử cung có độ lớn hơn so với tuổi thai, rất có thể bạn đang mang bầu song sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý rằng, còn có vài nguyên nhân khác gây nên tình trạng này, chẳng hạn như tính nhầm ngày thụ thai, mẹ bị đa ối hoặc bị u xơ tử cung, vân vân.

6. Kết quả xét nghiệm AFP cao.

Một trong những xét nghiệm máu trong giai đoạn đầu, mà bạn sẽ được chỉ định thực hiện là thử nghiệm AFP. Xét nghiệm này dùng để kiểm tra mức độ AFP, (alpha-fetaprotein), có trong máu của bạn. Nếu AFP ở mức cao, có thể bạn đã mang thai đôi, nhưng đồng thời cũng có khi, chỉ ra các khuyết tật ống thần kinh, và các khuyết tật di truyền khác trên cơ thể bé.

7. Cảm thấy cử động thai sớm.

Thường thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được, sự chuyển động của bé yêu trong bụng, vào khoảng tuần 18 đến 22 của thai kỳ, nhưng nếu mang thai đôi, chị em có thể sẽ cảm nhận sớm hơn những cử động, xoay trở đầu tiên của các bé. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy các chuyển động này từ khoảng tuần 16, có nghĩa là tỷ lệ mang thai đôi của bạn sẽ cao hơn các mẹ bầu khác.

Bên cạnh các dấu hiệu trên, tiền sử bản thân của mẹ, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc mang bầu song sinh. Cơ hội thụ thai đôi sẽ cao hơn ở những chị em có độ tuổi trên 30, hoặc có chiều cao hơn mức trung bình, trong gia đình có người sinh đôi, đã từng có thai hay từng thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra, những chị em bị béo phì, có chỉ số BMI lớn hơn 25, hoặc đang ở thời kì mãn kinh, cũng có thể nằm trong nhóm đối tượng mẹ bầu song thai.

Tuy nhiên, để kết luận chính xác, mẹ bầu vẫn cần căn cứ vào kết quả siêu âm. Qua kết quả siêu âm, các mẹ sẽ dễ nhận ra hai túi ối nằm cạnh nhau. Bác sĩ khám thai trực tiếp cũng sẽ thông báo hỷ sự này, và sẽ tư vấn cho chị em cách chăm sóc, nghỉ dưỡng chu đáo trong thai kỳ, nhằm giúp mẹ yên tâm, chào đón những thiên thần nhỏ đáng yêu của mình, sau 9 tháng dài thai nghén.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-7-dau-hieu-bao-me-mang-thai-doi-27327.html)

Tin cùng nội dung

  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY