Sức khỏe hôm nay

7 dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai bố mẹ không thể bỏ qua

Dậy thì là quá trình thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt, bao gồm cả thể chất và tinh thần. Đây được xem là khoảng giai đoạn chuyển tiếp, đánh dấu cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành một người lớn trưởng thành.

Ở các bé trai, tuổi dậy thì được tính từ năm 9 - 14 tuổi. Nếu bé trai dậy thì trước năm 9 tuổi thì được coi là dậy thì sớm. Vậy làm thế nào để nhận biết con của bạn có phải dậy thì sớm hay không?

Để biết câu trả lời, bố mẹ đừng bỏ qua bài viết về 7 dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai dưới đây.

1. Dậy thì sớm ở bé trai là gì? Dậy thì sớm được chia làm mấy loại?

Dậy thì sớm hay còn được biết đến với tên gọi khoa học là sexual precocity. Ở bé trai, dậy thì sớm là sự phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường. Điều này thể hiện qua các dấu hiệu như tinh hoàn phát triển, lông mu xuất hiện, vỡ giọng… và xảy ra trước năm 9 tuổi.

Ở cả bé trai và bé gái, dậy thì sớm được chia làm ba loại là dậy thì sớm trung ương, dậy thì sớm ngoại vi và dậy thì sớm không hoàn toàn.

Dậy thì sớm trung ương: Thường xảy ra do các bệnh lý hoặc các tổn thương trong não hoặc tủy sống như viêm não hay viêm màng não; các khối u trong não hay cột sống;...

Dậy thì sớm ngoại vi: Xảy ra mà không có sự tham gia của hormone trong não của bạn (GnRH).

Dậy thì sớm không hoàn toàn: Thể hiện bởi một đặc tính sinh dục nào đó phát triển sớm và riêng lẻ.

2. Những nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở bé trai

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng dậy thì sớm ở các bé trai. Theo đó, tuỳ vào loại dậy thì sớm gặp phải mà các bác sĩ có thể đưa ra đánh giá do các nguyên nhân như:

Nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương:

  • Do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.

  • Do hậu quả của một số hiện tượng và bệnh lý

  • Một số hiện tượng xảy ra ở hệ thống thần kinh trung ương như có một khối u ở não hoặc dây cột sống, tổn thương não hoặc dây cột sống, các bức xạ vào não hoặc dây cột sống.

  • Các trường hợp nhiễm trùng tại não như viêm não hay viêm màng não.

  • Sự khiếm khuyết bộ não của trẻ khi sinh.

  • Sự tắc nghẽn dòng máu chảy tới não

  • Trẻ mắc hội chứng McCune-Albright

  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh

  • Suy giáp.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại vi:

  • Do khối u ở tuyến thượng thận hoặc khối u trong tuyến yên kích thích tuyến thượng thận tiết ra 1 lượng lớn testosterone ở trẻ nam.

  • Hội chứng McCune-Albright.

  • Bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ có có chứa hormone testosterone cho trẻ nam.

  • Một khối u trong các tế bào mầm (tế bào sản xuất tinh trùng ở nam), hoặc trong các tế bào Leydig (tế bào sản xuất testosterone ở nam).

  • Do một số trẻ nam có gen đột biến, một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosterone ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4.

Ngoài ra, việc dậy thì sớm cũng có thể đến từ những yếu tố bên ngoài, cụ thể như chế độ ăn uống, lối sống không khoa học, lành mạnh. Các bé trai thường xuyên thức khuya dậy sớm, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, béo phì, uống nhiều nước ngọt… thường có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn.

3. Dậy thì sớm ở bé trai có thể gây đến những tác hại nào?

Dậy thì sớm là một dấu hiệu của một cơ thể phát triển không theo quy luật thông thường. Vì vậy, việc này sẽ dẫn đến nhiều tác hại, hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, những tác hại khi bé trai dậy thì sớm như sau:

Nguy cơ vô sinh: Xảy ra trong trường hợp dậy thì sớm có nguyên nhân từ những bất thường của hormone sinh dục.

Gây tâm lý nặng nề: Khi trẻ có những thay đổi mà các bạn đồng trang lứa chưa có, trẻ rất dễ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, mặc cảm, tự ti. Điều này có thể là nguyên nhân thay đổi hoàn toàn tính cách, khiến trẻ trở nên cộc cằn, khó chịu, khó kiểm soát…

Trẻ có chiều cao thấp: Đây được xem là ảnh hưởng rõ rệt nhất. Việc tăng trưởng chiều cao không đúng giai đoạn có thể khiến cho trẻ trông cao hơn các bạn cùng tuổi ở giai đoạn đầu nhưng lại lùn hơn rất nhiều về sau. Việc tăng trưởng quá sớm sẽ khiến đầu xương nhanh chóng đóng lại dù chưa hết giai đoạn tăng trưởng, dẫn tới chiều cao không thể tiếp tục phát triển.

Ham muốn tình dục: Trẻ dậy thì sớm sẽ có xu hướng muốn khám phá, tò mò những thay đổi của bản thân. Lúc này, trẻ còn quá nhỏ để có thể hiểu được những hình vi, từ đó có thể gây ra những ham muốn sớm, hậu quả không đáng có.

4. 7 dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai

Bé trai ở tuổi dậy thì sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, tâm sinh lý. Phụ huynh có thể dựa vào 7 dấu hiệu dưới đây để xác định con mình có phải đang dậy thì sớm hay không.

  • Dương vật dài ra, tinh hoàn to và rõ, nhận thấy sự thay đổi đáng kể.

  • Lông vùng kín, lông nách, lông ngực bắt đầu xuất hiện; một vài em còn có sự xuất hiện của râu

  • Chiều cao tăng vọt, có thể nhận thấy rõ ràng, nhanh chóng sự thay đổi về chiều cao

  • Vỡ giọng, giọng nói bắt đầu trở nên ồm, trầm

  • Mụn trứng cá xuất hiện, tập trung nhiều nhất ở khuôn mặt và sau đó là các vùng da khác như vai, lưng; da mặt bóng dầu hơn

  • Cơ thể trẻ bắt đầu có mùi.

Ngoài ra phụ huynh cũng cần lưu ý đó là tuỳ theo thể trạng, đặc điểm mà mỗi bé có thể có những biểu hiện dậy thì sớm khác nhau. Khi nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào trong quá trình phát triển của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ tới các bác sĩ để khám và có phương pháp điều trị, can thiệp phù hợp.

5. Có nên trì hoãn việc dậy thì sớm?

Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra khi thấy con mình có những dấu hiệu dậy thì sớm.

Theo các chuyên gia, khi nhận thấy con mình dậy thì trước tuổi, phụ huynh nên bình tĩnh và đưa con tới gặp bác sĩ. Căn cứ theo từng tình trạng, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, phương pháp can thiệp phù hợp.

Trên thực tế, dậy thì sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả về thể chất cũng như tâm sinh lý. Vì vậy, việc trì hoãn quá trình này sẽ giúp các em theo đúng nhịp phát triển bình thường.

Trẻ em trì hoãn quá trình dậy thì sớm có thể đạt được chiều cao như mong muốn; các kỹ năng, suy nghĩ hoàn thiện hơn.

Việc trì hoãn dậy thì sớm cũng giúp cho các hệ cơ quan “kịp" thích nghi với sức tăng trưởng bình thường của cơ thể.

6. Làm thế nào để hạn chế dậy thì sớm ở bé trai?

Mong muốn con trẻ được phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng theo đúng lứa tuổi là điều mà mọi ông bố, bà mẹ hướng tới. Để làm được điều này, từ đó hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở bé trai, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Chế độ ăn uống

Xây dựng một chế độ ăn khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Thực đơn hằng ngày dành cho trẻ cần đảm bảo đủ bốn nhóm dưỡng chất quan trọng là chất đường bột, chất đạm, chất béo và các vitamin.

Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu… Thức ăn dù ở dạng nào cũng nên được lưu trữ, bảo quản trong những dụng cụ đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh, không chứa yếu tố nguy hại.

Nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều muối, đường, các loại nước ngọt công nghiệp, nước ngọt có gas

Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra ổn định.

Không nên bổ sung quá mức các sản phẩm kích thích tăng trưởng như các loại thuốc bổ, thuốc kích thích ăn nhanh, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng và thậm chí là các loại sữa có chứa thành phần chất kích thích tăng trưởng.

Chế độ sinh hoạt

Cha mẹ cùng cần với con kiểm soát tốt chiều cao, cân nặng; Dù ở độ tuổi nào, trẻ cũng cần được hạn chế nguy cơ mắc béo phì, tăng giảm cân mất kiểm soát.

Trẻ nên được đi ngủ sớm, ngủ sâu vào ban đêm; Các hoạt động gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ, trẻ thức khuya, dậy muộn; trẻ không ngủ đủ giấc… cũng sẽ là những yếu tố gây hại cần tránh.

Trẻ nên được tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Cha mẹ nên khuyến khích con tập các bài tập ở ngoài trời để tăng cường trải nghiệm, tương tác với thiên nhiên cũng như hấp thu vitamin D dồi dào.

Cha mẹ nên cho con tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh, xem các chương trình khoa học, TV bổ ích; Nên tuyệt đối tránh xa các ấn phẩm, chương trình không phù hợp với lứa tuổi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời đánh giá sự phát triển cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu không ổn định. Khi trẻ được phát hiện sớm cũng như đánh giá nguyên nhân chính xác thì việc điều trị cũng sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn.

Dậy thì sớm ở bé trai là điều không phụ huynh nào mong muốn. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi phát hiện con mình dậy thì sớm, cha mẹ cần bình tĩnh, đánh giá tình trạng và cùng con đối diện. Cha mẹ có thể tìm lời khuyên từ các bác sĩ nhi khoa để việc kiểm soát quá trình này diễn ra được tốt hơn.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nguy cơ dậy thì sớm ở bé trai, cha mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/7-dau-hieu-day-thi-som-o-be-trai-bo-me-khong-the-bo-qua-33487/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY