12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

7 lầm tưởng phổ biến về đột quỵ mà mọi người cần tránh

Năm 2019, đột quỵ là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trên toàn cầu, chiếm 11% số ca tử vong. Có ba loại đột quỵ, đầu tiên và phổ biến nhất, chiếm 87% trường hợp, là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nó xảy ra khi dòng chảy của máu qua động mạch cung cấp oxy cho não bị tắc nghẽn.

Thứ hai là đột quỵ xuất huyết, gây ra bởi một động mạch trong não bị vỡ, từ đó làm tổn thương các mô xung quanh. Loại đột quỵ thứ ba là một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), đôi khi được gọi là “cơn đột quỵ”. Nó xảy ra khi dòng máu lên não tạm thời bị chặn, thường không quá 5 phút.

Trong khi đột quỵ hay tai biến mạch máu não, là rất phổ biến, nó thường bị hiểu nhầm. Để giúp chúng ta xóa tan những lầm tưởng và nâng cao hiểu biết, các chuyên gia đã đưa ra những lầm tưởng phổ biến về đột quỵ mà mọi người cần tránh.

1. Đột quỵ là vấn đề của tim

Mặc dù nguy cơ đột quỵ có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tim mạch, nhưng đột quỵ xảy ra ở não, không phải ở tim. Một số người nghĩ rằng đột quỵ là một vấn đề của tim, nhưng điều đó không chính xác.

Đột quỵ là một vấn đề của não, gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch hoặc tĩnh mạch trong não, chứ không phải tim. Một số người thậm chí còn nhầm lẫn đột quỵ với một cơn nhồi máu cơ tim.

Mặc dù nguy cơ đột quỵ có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tim mạch, nhưng đột quỵ xảy ra ở não, không phải ở tim.

2. Đột quỵ không thể phòng tránh được

Các chuyên gia cho biết: “Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với đột quỵ bao gồm huyết áp cao, hút thuốc, cholesterol cao, béo phì, tiểu đường, chấn thương ở đầu hoặc cổ và rối loạn nhịp tim.

Nhiều yếu tố nguy cơ trong số này có thể được sửa đổi bằng lối sống lành mạnh. Chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì và tiểu đường. Bỏ thuốc lá và kiểm soát căng thẳng cũng sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ của một người.

3. Đột quỵ không có tiền sử gia đình

Các rối loạn đơn gen như bệnh hồng cầu hình liềm làm tăng nguy cơ đột quỵ của một người. Các yếu tố di truyền bao gồm nguy cơ cao hơn về huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ.

4. Triệu chứng đột quỵ khó nhận biết

Các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ bao gồm:

- Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, chân hoặc một bên của cơ thể

- Nhầm lẫn và khó nói hoặc hiểu giọng nói

- Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt

- Đi lại khó khăn, bao gồm chóng mặt, mất thăng bằng và phối hợp

- Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân

5. Đột quỵ không điều trị được

Có một niềm tin không chính xác rằng đột quỵ là không thể đảo ngược và không thể điều trị.

Điều trị cấp cứu đột quỵ bằng cách tiêm thuốc làm tan cục máu đông, phẫu thuật cắt huyết khối cơ học xâm lấn tối thiểu để loại bỏ cục máu đông hoặc phẫu thuật có thể đảo ngược các triệu chứng đột quỵ ở nhiều bệnh nhân, đặc biệt nếu họ đến bệnh viện đủ sớm để điều trị (trong vòng vài phút hoặc vài giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng).

6. Đột quỵ chỉ xảy ra ở người già

Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau tuổi 55. Tuy nhiên, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi chứ không phải chỉ người già.

Một nghiên cứu kiểm tra dữ liệu chăm sóc sức khỏe cho thấy 34% trường hợp đột quỵ nhập viện trong năm 2009 là dưới 65 tuổi. Một đánh giá vào năm 2013 chỉ ra rằng khoảng 15% tổng số ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra ở thanh niên và thanh thiếu niên.

7. Đột quỵ luôn gây tê liệt

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế lâu dài, nhưng không phải ai bị đột quỵ cũng bị liệt hoặc yếu. Các nghiên cứu cho thấy đột quỵ dẫn đến giảm khả năng vận động ở hơn một nửa số người sống sót sau đột quỵ từ 65 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, các tác động lâu dài của đột quỵ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như số lượng mô não bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng.

Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu y tế nếu không được xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong và tàn tật. Tránh những lầm tưởng về đột quỵ này sẽ giúp bạn có kế hoạch phòng ngừa và phản ứng với đột quỵ tốt hơn.

Xem thêm:

Nhận biết ung thư ở trẻ em: Đừng bỏ qua việc giảm cân đột ngột, sưng tấy ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/7-lam-tuong-pho-bien-ve-dot-quy-ma-moi-nguoi-can-tranh-33783/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY