Sức khỏe hôm nay

7 loại thực phẩm cần ăn của bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì

1. Nhu cầu dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, bà bầu cần bổ sung thêm dinh dưỡng để con chào đời khỏe mạnh

1.1 Năng lượng

Ở tam cá nguyệt thứ 3, không chỉ thai nhi mà cơ thể mẹ bầu cũng bắt đầu có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Bởi vậy mà dinh dưỡng cho mẹ bầu giai đoạn này đặc biệt quan trọng. Trung bình mỗi ngày cần bổ sung thêm từ 300 - 475 Kcal.

Muốn đủ năng lượng, bà bầu cần duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng với nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đảm bảo đủ sức khỏe cho bản thân, làm hành trang chuẩn bị cho hành trình vượt cạn và quan trọng là để bé cưng tiếp tục phát triển, hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

1.2 Protein

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Trong list dinh dưỡng thiết yếu thì protein là thành phần không thể thiếu. Bởi đây là giai đoạn thai nhi cần nhiều protein để phát triển mô và cơ bắp. Lượng protein mẹ bầu cần khoảng 70g mỗi ngày, tăng 18g so với giai đoạn trước. để đáp ứng nhu cầu, trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu cần bổ sung thêm đa dạng các loại thực phẩm, như: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, sữa, các loại đậu...

1.3 Chất béo

Nhu cầu chất béo của mẹ bầu giai đoạn cuối chiếm từ 20 - 25% tổng số năng lượng (tức khoảng 60g chất béo/ngày). Nhiệm vụ của chúng là giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu, tăng năng lượng cho mẹ bầu khỏe mạnh.

Tuy nhiên bà bầu nên khai thác các loại chất béo không no như n3, n6, DHA, EPD... có nhiều trong dầu thực vật, dầu cá.... Tránh các thực phẩm nhiều chất béo xấu như: Thịt mỡ, bơ ca cao, da gia cầm, chế phẩm từ sữa (pho mát, kem, sữa béo), bánh quy, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn ngọt, bánh ngọt, đồ ăn nhanh...

1.4 Vitamin

Trong giai đoạn cuối thai kỳ thai nhi phát triển nhảy vọt về thị giác, não bộ cũng như hoàn thiện cơ thể, lúc này nhu cầu Vitamin của bà bầu tăng cao với khối lượng vừa và đủ như sau: Folic (600mcg/ngày), vitamin A (500mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin C (80mg/ngày).

1.5 Chất khoáng

Bên cạnh Vitamin thì chất khoáng cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho mẹ và bé con. Ở giai đoạn cuối thì nhu cầu càng tăng cao với khối lượng như sau: Sắt tăng từ 15 - 30 mg/ngày, Canxi 1,000mg/ngày. Kẽm, kali, magie, selen, mangan...cũng thuộc nhóm dưỡng chất thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung.

2. Bà bầu cần ăn gì trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp mẹ bầu vượt cạn thành công

2.1 Thực phẩm giàu protein

Trong suốt thai kỳ, protein đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. ở tam cá nguyệt thứ 3, dưỡng chất này càng trở nên cần thiết bởi nó góp phần quyết định đến sự phát triển cơ bắp và mô của trẻ; đồng thời giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những thực phẩm giàu protein cũng khá giàu chất khoáng, sắt - đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sinh non, thiếu máu và xuất huyết khi sinh.

Thịt (bò, heo, cừu, gà...), trứng, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, bơ lạc, óc chó, mè...) các loại đậu (Đậu đen, đậu nành, đậu hà lan...) các chế phẩm từ đậu nành,... đây đều là những thực phẩm giàu protein, an toàn cho bà bầu.

2.2 Trứng

Trứng là loại thực phẩm giàu protein, rất cần cho sự phát triển của bé cưng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Chưa kể trong loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất khoáng (Kem, canxi, selen...) và các Vitamin (A, B2, B6, B12, A). Trong trứng còn có omega-3 và choline cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của bé, đồng thời có Folate hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi hiệu quả.

Để khai thác tối đa hiệu quả từ trứng, các mẹ nên ăn trứng vào bữa sáng, đây là thời điểm cơ thể mẹ hấp thụ các dưỡng chất từ trứng tốt nhất. Không nên ăn vào ban đêm (dễ đầy hơi, trướng bụng); không nên ăn trứng gà để quá lâu; không ăn quá nhiều và khi ăn trứng thì không uống trà.

2.3 Cá hồi

Nếu có thể, hãy ăn cá hồi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi đây là loại thực phẩm lành mạnh, giàu axit béo omega 3 tốt cho não bộ của bé. Trong loại cá này còn chứa DHA (docosahexaenoic axit) tác dụng kích thích phát triển hệ thần kinh thai nhi; giàu protein và vitamin giúp trẻ phát triển cơ bắp và mô; ngăn ngừa bệnh về tim mạch, ổn định huyết áp và chỉ số cholesterol của mẹ; tăng khả năng miễn dịch...

Dù rất ngon và bổ, song mẹ bầu cần lưu ý, chỉ ăn số lượng vừa đủ. 110 gram cá hồi đỏ cung cấp cho mẹ bầu lượng dưỡng chất sau: 170 calo, 6g chất béo, 1g chất béo bão hòa, 75mg Cholesterol, 26g Protein, 20mg Canxi, 0,27 mg sắt.

2.4 Các loại quả hạch

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Ở chặng cuối thai kỳ, mẹ bầu ăn uống nhanh no, nhanh đói; trong lúc cảm thấy lửng dạ, hãy nhâm nhi một ít quả hạch, chúng không những không khiến bạn cảm thấy no hơn hay đầy bụng, mà ngược lại còn cung cấp một lượng dưỡng chất tuyệt vời, gồm: chất béo, chất đạm, chất xơ... các loại Vitamin, chất khoáng.

Một số loại quả hạch khô như: Óc chó, hồ trăn, hạt điều, hạnh nhân, macca, hạt điều... an toàn, lành tính, được nhiều mẹ bầu sử dụng.

2.5 Đu đủ chín

Đu đủ chín rất giàu vitamin C, kali, chất xơ và folate. Không chỉ cung cấp dương chất, loại quả dân dã này còn giúp mẹ bầu giải quyết các vấn đề về tiêu hóa hay bắt gặp trong những tháng cuối thai kỳ, như: Khó tiêu, ợ nóng, táo bón.

Trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì, các mẹ nên cẩn trọng với đu đủ xanh. Bởi chúng còn nhựa, trong nhựa có chứa pepsin, gây co bóp tử cung, nguy hiểm cho thai nhi.

Rau, củ, quả là nguồn cung cấp Vitamin và khoáng chất dồi dào cho bà bầu

2.6 Các loại trái cây

Dù là đầu hay cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Bởi đây là nhóm thực phẩm giàu Vitamin, chất xơ và chất khoáng. Trong đó, Vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng vỡ ối sớm; chất xơ giúp hạn chế táo bón; khoáng chất giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng.

Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe của bà bầu trước khi "về đích" là: Dâu, chuối, bơ, kiwi, bưởi, cam, quýt... Để đảm bảo hấp thụ tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên nạp vào cơ thể số lượng vừa đủ; không nên ăn nhiều, nhất là các loại quả có tính nóng, tính hàn hoặc ăn hoa quả ướp lạnh.

2.7 Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa (sữa chua, phô mai...) là nguồn cung cấp canxi, chất đạm, chất béo dồi dào. Trong đó còn có lượng lớn Vitamin A, B, D và chất khoáng cần thiết cho mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm này, chị em nên tìm hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đường, đạm, chất béo, canxi... để tìm ra sản phẩm hợp với nhu cầu. Không nên nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất, bởi dù thiếu hay thừa cũng có thể phản tác dụng.

Cụ thể: Mẹ bầu đang tăng cân nhanh thì chú ý đến chất béo, bị tiểu đường thai kỳ phải chú ý đến lượng đường; không ăn sữa chua vào lúc đói...

3. Sử dụng viên uống bổ sung trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên sử dụng viên uống bổ sung

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Hầu hết các mẹ bầu đều sử dụng viên uống bổ sung. Ở mỗi giai đoạn, tình trạng mỗi cá nhân, các bác sĩ lại khuyên dùng các sản phẩm khác nhau với mục đích bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bà bầu, giúp mẹ khỏe, thai phát triển tốt.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc uống bổ sung tổng hợp vitamin và khoáng chất là cần thiết. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại thực phẩm này sẽ cung cấp đầy đủ dương chất cho mẹ và bé. Tuy nhiên, các chị nên uống theo chỉ định, mua sản phẩm nơi uy tín.

4. Những thực phẩm cần tránh trong 3 tháng cuối

Có một số loại thực phầm bà bầu cần tránh để khỏe mẹ lợi con

4.1 Thực phẩm cay và béo

Không chỉ ở tam cá nguyệt thứ 3, mà trong suốt thai kỳ, mẹ bầu đều không nên ăn thức ăn cay. Loại thực phẩm này dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa do nhiệt; có thể là nguyên nhân khiến mẹ chuyển dạ sớm, sinh non; đồng thời tác động xấu đến tình trạng thai nhi.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối? Chất béo cần thiết với sức khỏe mẹ bầu, song bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu 3 tháng cuối không nên ăn nhiều chất béo có nguồn gốc từ thịt mỡ, đồ ăn nhanh, các loại bánh quy, bánh ngọt, da gia cầm...

4.2 Đồ uống có ga hoặc chất kích thích

Trong đồ uống có gas và các chất kích thích (bia, rượu, cafe...) có chứa cafein. Chất này có thể gây tổn thương não, khiến trẻ bị dị tật, mắc phải một số bệnh về tim, thận.... Với bà bầu, 3 tháng cuối thai kỳ vốn đã mệt mỏi, sử dụng các đồ uống trên sẽ càng khiến cơ thể khó chịu hơn. Chưa kể chúng còn khiến kích thích thần kinh mẹ, làm tăng nhịp tim, nhịp thở, gây mất ngủ, ù tai, hoa mắt, thậm chí sinh non.

4.3 Đồ ăn vặt

Hãy kiểm soát cơn thèm, bởi đồ ăn vặt có chứa nhiều chất béo xấu và các chất gây hại cho sức khỏe bà bầu. Cụ thể, chúng sẽ khiến bạn bị tăng cân quá mức, hại gan, hại thận; đồng thời làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, sinh non...

4.4 Thực phẩm giàu Natri

Natri quan trọng với bà bầu. Tuy nhiên thừa natri thì không tốt chút nào. Chúng có thể khiến các chị bị phù nề nặng hơn, suy giảm chức năng thận, giảm canxi, viêm nhiễm vùng miệng, loạn nhịp tim, đau đầu, mất nước, mệt mỏi... Bởi vậy hãy bổ sung một lượng vừa đủ, khoảng 2000 – 4000mg/ ngày.

3 tháng cuối thai kỳ không chỉ là giai đoạn phát triển quan trọng cả về trí não lẫn thể chất của bé, mà còn là thời điểm bà bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất để đủ sức khỏe vượt cạn thành công. Chế độ ăn uống cân bằng, đều đặn sẽ mang đến cho mẹ bầu và thai nhi sức khỏe tràn đầy. Bởi vậy hãy xây dựng thực đơn khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng và giữ tinh thần vui vẻ chờ con chào đời khỏe mạnh.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/7-loai-thuc-pham-can-an-cua-ba-bau-3-thang-cuoi-33488/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY