1. Sữa
Trong sữa mẹ, có hàm lượng DHA và ARA rất phong phú là nền tảng cấu tạo mô não, thành phần chủ yếu của chất xám và võng mạc của bộ não trẻ. Tuy nhiên, để trẻ có thể hấp thu được tốt lượng DHA cần thiết, đầy đủ, chế độ ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng để đáp bảo cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho bé.
Trong 6 tháng đầu tiên, bạn nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ rồi sau đó tập dần cho bé bú bình bằng sữa công thức, cũng là nguồn cung cấp DHA phong phú cho trẻ nhỏ. Do dựa trên hàm lượng dinh dưỡng của sữa mẹ, các nhà sản xuất sữa bột và thức ăn cho trẻ nhỏ đã thêm DHA vào sản phẩm của họ, cùng với một axit béo khác là ARA rất cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ khi sữa mẹ đã không còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé sau 6 tháng đầu tiên.
Ảnh minh họa |
2. Trứng gà
Trứng gà là thực phẩm rất giàu protein, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, trứng cũng rất giàu DHA và lecithin, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của của hệ thần kinh và cơ thể mà nó có thể tiếp thêm sinh lực để não bộ phát triển khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, trong lòng đỏ trứng gà còn có chứa chất choline rất có lợi cho trí nhớ của bé.
Đặc biệt, các bạn cần lưu ý, để đảm bảo an toàn, chỉ nên cho bé ăn trứng gà sau 9 tháng tuổi và chỉ nên cho bé ăn trứng gà ta, trứng gà tam hoàng sẽ tốt hơn nhiều so với trứng gà công nghiệp đấy.
3. Ngũ cốc
Trong ngũ cốc có chưa một lượng lớn vitamin nhóm A,B và C giúp nuôi dưỡng các tế bào và hệ thống thần kinh. Ngoài ra trong ngũ cốc, còn có chất sắt, kẽm, không những giảm nguy cơ béo phì mà còn bổ sung và tăng cường khả năng phát triển thể chất của trẻ.
Đặc biệt, đây còn là nguồn cung cấp năng lượng (đường glucozơ) cần thiết cho hoạt động của não, những chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp điều chỉnh hài hòa lượng đường glucozơ có trong cơ thể, tạo điều kiện giúp cơ thể bé phát triển cân đối, toàn diện.
|
Ảnh minh họa |
4. Các loại đậu, đỗ xanh
Các loại đậu, đỗ (đậu ván, đậu hà Lan) là những thực phẩm có chứa hàm lượng lớn prôtein, vitamin, các khoáng chất, tinh bột và chất xơ, gaifu năng lượng, giúp bé yêu khỏe mạnh, thông minh hơn mỗi ngày.
Các loại rau mà các mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên, luân phiên nhau bao gồm cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô… không chỉ là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào, trong các thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não của trẻ rất hiệu quả.
5. Thịt bò
Mà chủ yếu là thịt bò nạc thôi nhé, trong thực phẩm này có chứa một lượng sắt và kẽm rất lớn củng cố sự vững chắc và ổn định của não giúp cho trẻ dễ dàng tập trung hơn và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Chính vì thế, thịt bò càng cần thiết hơn đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học.
6. I-ốt
I-ốt là dưỡng chất có ý nghĩa đặc biệt và vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Bạn có thể cho trẻ uống i-ốt mỗi ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc có thể sử dụng cách đơn giản là nêm muối vào thức ăn của bé.
Tuy nhiên, bạn cần cho bé ăn i-ốt với một hàm lượng vừa đủ, nếu bé ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến việc ứ đọng, gây phù thủng, rối loạn tim và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
7. Thực phẩm giàu omega
Omega-3 những a xit béo không bão hòa rất quan trọng cho sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Những thực phẩm giàu omega-3 chứa chất phốt pho và axit béo omega-3 cần thiết cho hoạt động có hiệu quả của bộ não.
Những axit kỳ diệu này làm nhẹ quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh giữa các nơron não bộ, và cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh. Nhờ đó, sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé dần phát triển hơn, hoàn thiện hơn.
Đào Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: