12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

7 loại thực phẩm và đồ uống có tác dụng đẩy lùi chứng táo bón

Để giảm tình trạng táo bón, không phải lúc nào cũng là thêm thực phẩm mới vào chế độ ăn uống. Thay vào đó, bạn cũng cần xem xét lại thực đơn của mình để hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm làm gia tăng tình trạng này.

Táo bón xảy ra khi ai đó đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần. Tình trạng này khá phổ biến và bất kỳ ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Các triệu chứng bao gồm phân cứng, biến dạng đường ruột hoặc cảm thấy chướng bụng.

Nếu bị táo bón mãn tính, bạn nên tìm sự trợ giúp y tế, nhưng cũng có một số biện pháp giúp làm giảm tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm và đồ uống dưới đây có tác dụng chữa táo bón hiệu quả bất kỳ ai cũng nên tham khảo:

1. Mận khô

Quả mận khô giúp giảm táo bón vì chúng có chứa chất nhuận tràng tự nhiên gọi là sorbitol. Sorbitol là một loại đường được tìm thấy trong thực vật. Trong quả mận khô có chứa khoảng 28% sorbitol.

Quả mận khô giúp giảm táo bón vì chúng có chứa chất nhuận tràng tự nhiên.

Mận khô cũng có nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan. Cả hai loại chất xơ đều quan trọng cho quá trình tiêu hóa bình thường và cải thiện chứng táo bón: Chất xơ không hòa tan đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng trào ngược. Trong khi đó chất xơ hòa tan tạo khối lượng lớn cho phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn.

2. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng và đậu Hà Lan, chứa nhiều chất xơ và hàm lượng tinh bột kháng là lựa chọn tuyệt vời để giảm táo bón. Tinh bột kháng tiêu hóa chậm hơn so với tinh bột đơn giản như gạo và khoai tây. Những loại tinh bột này hoạt động giống như chất xơ trong việc giúp cải thiện tiêu hóa.

3. Cà phê

Cà phê kích hoạt một số phản ứng trong ruột giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của bạn, như: Co cơ ruột như ruột kết, sản xuất gastrin, một loại axit dạ dày làm tăng chuyển động của thức ăn và tăng CCK, một loại hormone giúp tiêu hóa chất béo.

Cà phê kích hoạt một số phản ứng trong ruột giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều cà phê và caffein sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Vì lý do này, hãy đảm bảo uống nhiều nước trong khi sử dụng caffeine.

4. Nước

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, uống đủ nước sẽ giúp phân mềm hơn và dễ di chuyển ra ngoài hơn. Bên cạnh việc uống đủ lượng nước cần thiết, bạn cũng cần bổ sung khoảng 35 gam chất xơ từ thực phẩm mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón.

5. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt được coi là lựa chọn thay thế lành mạnh cho ngũ cốc đã qua chế biến. Các sản phẩm ngũ cốc phổ biến bao gồm bánh mì nguyên cám, gạo lứt hay yến mạch.

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, giúp giảm táo bón.

Không giống như ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt giữ lại tất cả các phần của nhân hạt, nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt sau đây có tỷ lệ chất xơ cực cao:

6. Hạt lanh và hạt chia

Một nghiên cứu nhỏ năm 2019 đã so sánh tác dụng của việc bổ sung hạt lanh, psyllium (là một loại thuốc nhuận tràng) hoặc giả dược trong việc kiểm soát táo bón ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Họ phát hiện ra rằng cả hạt lanh và psyllium đều làm giảm các triệu chứng táo bón.

Hãy chọn hạt lanh xay vì chúng dễ tiêu hóa hơn. Bạn cũng có thể kết hợp hạt lanh xay hoặc hạt chia vào chế độ ăn uống của mình bằng cách rắc chúng vào món salad, bánh nướng, bột yến mạch hoặc sinh tố.

7. Chế phẩm sinh học

Probiotics là vi khuẩn sống được tìm thấy trong một số loại thực phẩm lên men, đồ uống và chất bổ sung có tác dụng giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Thực phẩm chứa probiotics bao gồm: Sữa chua, Kefir, dưa cải bắp và dưa muối.

Những thực phẩm lên men chứa vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết "vi khuẩn tốt" trong men vi sinh hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn chặn "vi khuẩn xấu". Có nhiều loại men vi sinh khác nhau và tiêu thụ nhiều loại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột.

Một số thực phẩm nên tránh khi bị táo bón

Để giảm tình trạng táo bón, không phải lúc nào cũng là thêm thực phẩm mới vào chế độ ăn uống. Thay vào đó, bạn cũng cần xem xét lại thực đơn của mình để hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm làm gia tăng tình trạng này, chẳng hạn như: Các sản phẩm bơ sữa, đồ chiên hoặc đồ ăn nhanh hay thịt đỏ.

Ngoài ra, việc tiêu thụ chất xơ thường xuyên hỗ trợ cho sức khỏe hệ tiêu hóa, nhưng ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ lại khiến cho tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Ăn hơn 70 gam chất xơ mỗi ngày và không uống đủ nước sẽ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Các chuyên gia khuyên bạn nên tìm kiếm trợ giúp y tế nếu đang có các triệu chứng táo bón trong ba tháng liên tiếp. Khi đó, tình trạng táo bón được coi là mãn tính và đã đến lúc cần sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, táo bón cũng là dấu hiệu của các vấn đề y tế tiềm ẩn khác như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), rối loạn sàn chậu hay bệnh viêm ruột. Bởi vậy, bạn nên đi khám ngay lập tức nếu bị táo bón và nhận thấy có máu trong phân, vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn như ung thư hậu môn hoặc ung thư ruột kết.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/7-loai-thuc-pham-va-do-uong-co-tac-dung-day-lui-chung-tao-bon-29713/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY