Sức khỏe hôm nay

7 lời khuyên hữu ích để sống chung với bệnh Alzheimer

Sống chung với bệnh Alzheimer là một thách thức cho bất cứ ai và thật khó khăn khi phải sống một mình. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, nhờ có sự hỗ trợ của bạn bè, người than và tổ chức xã hội, bạn vẫn có thể duy trì và đối mặt với căn bệnh này.
Sống chung với bệnh alzheimer là một thách thức cho bất cứ ai và thật khó khăn khi phải sống một mình. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, nhờ có sự hỗ trợ của bạn bè, người than và tổ chức xã hội, bạn vẫn có thể duy trì và đối mặt với căn bệnh này.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích và những điều bạn có thể làm để mọi việc dễ dàng hơn cho chính mình.

1. Đối phó với “bộ nhớ”:

- Luôn giữ một cuốn sổ bên mình để ghi lại thông tin quan trọng, số điện thoại, tên, ý tưởng mà bạn có, các cuộc hẹn, địa chỉ và đường đến nhà bạn.

- Dán các ghi chú xung quanh nhà khi bạn cần phải nhớ điều này.

- Dán nhãn tủ và ngăn kéo bằng lời nói hoặc hình ảnh mô tả công năng sử dụng.

- Đặt các số điện thoại quan trọng trong bản in khổ lớn bên cạnh điện thoại.

- Yêu cầu một người bạn hoặc thành viên gia đình nhắc nhở về những điều quan trọng mà bạn cần phải làm trong ngày, như giờ ăn, thời gian dùng Thu*c, và các cuộc hẹn.

- Sử dụng lịch để theo dõi thời gian và nhớ những ngày quan trọng.

- Sử dụng hình ảnh của người mà bạn thấy thường được dán nhãn với tên của họ.

- Theo dõi các tin nhắn điện thoại bằng cách sử dụng một máy trả lời.

2. Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho 1 ngày là gì?

- Tìm những thứ mà bạn thích làm và an toàn với bạn

- Chọn thời điểm trong ngày khi bạn cảm thấy tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

- Cho phép bản thân thời gian để làm những điều cần thiết và không để người khác thúc dục.

- Nếu gặp phải công việc quá khó khăn thì nên dừng và nghỉ ngơi.

- Yêu cầu giúp đỡ nếu cần.

3. Làm thế nào để không bị lạc đường?

- Nhờ người đi cùng khi bạn muốn ra ngoài.

- Yêu cầu giúp đỡ nếu bạn cần điều đó và giải thích tình trạng của bạn.

- Luôn có địa chỉ nơi bạn đang sống.

4. Điều gì giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn?

Giao tiếp với người khác sẽ dễ dàng hơn nếu bạn:

- Luôn từ tốn và đừng áp lực cho bản thân phải vội vàng. Nếu không hiểu, đừng ngại đề nghị người đối thoại nhắc lại nội dung vừa nói.

- Tránh tiếng ồn gây mất tập trung và tìm một nơi yên tĩnh để nói chuyện.

5. Điều gì cần khi lái xe?

- Tốt nhất là có người lái xe đưa bạn tới nơi bạn cần.

- Lái xe chỉ ở những khu vực quen thuộc với bạn hoặc liên hệ với Hội liên hiệp về bệnh Alzheimer nhờ hỗ trợ. 6. Tự chăm sóc bản thân tại nhà

- Hãy nhờ một người hàng xóm mà bạn tin tưởng giữ hộ một bộ chìa khóa nhà.

- Nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình giúp bạn sắp xếp tủ quần áo và ngăn kéo để dễ dàng hơn khi lấy đồ.

- Yêu cầu một thành viên trong gia đình kiểm tra hộ các thiết bị điện, điện tử, và các mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng.

- Lưu một danh sách điện thoại quan trọng và khẩn cấp.

7. Làm thế nào để duy trì tài khoản?

- Tìm người ký thác quản lí lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội.

- Thông báo cho ngân hàng nếu bạn gặp khó khăn khi nắm giữ tài khoản và lưu trữ hồ sơ. Họ có thể cung cấp dịch vụ đặc biệt cho những người có bệnh alzheimer.

Mai Hương/HVQY (Theo MD)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-7-loi-khuyen-huu-ich-de-song-chung-voi-benh-alzheimer-5406.html)
Từ khóa: bệnh alzheimer

Chủ đề liên quan:

alzheimer bệnh alzheimer

Tin cùng nội dung

  • Biểu hiện của bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu thường hay quên, ví dụ quên không tắt đèn, không nhớ mình đã uống Thu*c gì
  • Tập khí công dưỡng sinh, tọa thiền nhằm tập luyện giữ gìn tâm trong sáng và cơ thể khỏe mạnh. Tập khí công và thiền định đúng cách cũng có tác dụng nhất định trong việc điều trị, hóa giải bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer, thường gặp ở người cao tuổi.
  • Bệnh Alzheimer là một chứng mất trí, gặp khá nhiều trong cộng đồng. Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng có thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Cho đến nay vẫn chưa có Thuốc đặc hiệu chữa bệnh, cũng như dự phòng Alzheimer. Đã có nhiều thử nghiệm trên lâm sàng về Thuốc chống viêm giảm đau không steroid, vitamin C, vitamin E, hoặc axit folic tuy nhiên chưa thấy hiệu quả.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa trị. Bệnh có biểu hiện mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY