12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

7 nguyên nhân hàng đầu khiến bạn luôn gặp ác mộng khi ngủ

Ác mộng là một giấc mơ khó chịu của con người, nó thường mang tính tiêu cực và gây ra sự sợ hãi cho người gặp phải. Nếu thường xuyên gặp ác mộng, bạn hãy chú ý đến 7 nguyên nhân sau đây.

“Ác mộng nhìn chung tạo ta nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn so với giấc mơ xấu. Cách thông thường để phân biệt giữa chúng đó là cơn ác mộng sẽ khiến người mơ trực tiếp bị đánh thức, do mức độ chân thực của hình ảnh xấu trong giấc mơ hoặc cường độ cảm xúc quá cao” - Zadra Antonio, nhà tâm lý học nghiên cứu về giấc ngủ thuộc Đại học Montreal, Canada cho biết.

1. Dấu hiệu bị cảm sốt

Bạn dường như quá bận rộn để quan tâm đến những dấu hiệu nhỏ của cơ thể như sổ mũi hay hắt hơi. Và lúc này những cơn ác mộng chính là lời cảnh báo rõ ràng nhất cho việc thân nhiệt của bạn đang có vấn đề.

Đã đến lúc bạn kiểm tra lại sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể để đẩy lùi cơn ác mộng.

Căng thẳng, cảm sốt... là những dấu hiệu khiến bạn dễ gặp phải ác mộng. (Ảnh minh họa)

2. Bạn đang bị căng thẳng

Lúc ngủ là lúc não cần thư giãn và nghỉ ngơi nhất nhưng bạn lại không cho phép điều đó vì mãi nghĩ đến công việc và những ưu lo trong cuộc sống. Hậu quả của việc này là những cơn ác mộng mê mang, thậm chí là bóng đè và mộng du.

Những người hay lo âu hoặc trầm cảm thường dễ gặp ác mộng hơn so với người bình thường. Trong đó một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng gặp ác mộng là chứng “Rối loạn căng thẳng sau chấn thương”. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhiều người và lặp đi lặp.

3. Hạ đường huyết

Nếu đêm qua bạn mơ thấy những điều kinh khủng thì hãy kiểm tra chỉ số đường huyết. Lý do là vì cơn ác mộng mà bệnh nhân tiểu đường gặp phải thường xuất phát từ việc hạ đường huyết do dùng quá nhiều insulin.

4. Gặp vấn đề về tim

Những người thường xuyên gặp các giấc mơ tồi tệ có nguy cơ trải qua nhịp tim bất thường cao gấp 3 lần bình thường. Đau ngực cũng tăng gấp 7 lần tần suất gặp ác mộng ở một người. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Netherlands Journal of Medicine năm 2003.

Theo đó những người mắc bệnh tim, đặc biệt là chứng suy tim (tim không bơm đủ máu tới phổi và các cơ quan khác) gặp khó khăn trong việc hô hấp vào ban đêmkhiến họ dễ thức giấc và gặp ác mộng.

Ảnh minh họa

5. Nghe nhạc trong lúc ngủ

Nghe nhạc trong lúc ngủ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn nhưng nếu nghe liên tục thìnão sẽ bị kích thích gây ra những cơn ác mộng không mong muốn. Lời khuyên cho bạn là chỉ nên nghe nhạc từ 30 - 45 phút và hãy hẹn giờ tắt nhạc sau đó.

6. Ăn vặt trước khi ngủ

Nhiều người gặp ác mộng do ăn khuya hoặc ăn vặt trước khi đi ngủ. Điều này tăng cường các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, khiến bộ não phải làm việc ngay cả khi đang ngủ để đảm bảo quá trình chuyển hóa được diễn ra trọn vẹn.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Việc uống một số loại thuốc nhất định trước khi đi ngủ cũng có thể làm tăng tần suất gặp ác mộng.

Những loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần, có mối liên hệ nhất định với khả năng gặp ác mộng của con người.

Ngay cả vài loại thuốc không gây ảnh hưởng đến tâm lý người dùng, chẳng hạn như thuốc trị cao huyết áp cũng vẫn có tác dụng quấy nhiễu các hoạt động trong cơ thể người và làm tăng nguy cơ gặp ác mộng.

Quá trình cai nghiện đối với một số loại thuốc hay chất kích thích như: rượu bia, các loại đồ uống có cồn cũng có thể kích hoạt khả năng gặp ác mộng.

Nếu thấy mình gặp ác mộng thường xuyên hơn kể từ khi thay đổi hoặc ngừng sử dụng một hay vài loại thuốc hoặc đồ uống nào đó, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/7-nguyen-nhan-hang-dau-khien-ban-luon-gap-ac-mong-khi-ngu-23317/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY