12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

7 tác nhân dị ứng thông thường mà bạn nên biết

Bạn đã bao giờ ở trong tình trạng luôn phải để khăn giấy ở mũi vì dị ứng khiên bạn hắt hơi liên tục chưa

Đó chỉ là một trong nhiều lý do tại sao mùa dị ứng lại thật sự khiến chúng ta vất vả. Mùa dị ứng thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 3, hãy đảm bảo rằng bạn dùng thuốc chống di ứng hai tuần trước khi mùa dị ứng bắt đầu để cơ thể bạn có thể chống lại các tác nhân gây dị ứng.

Trang womanshealthmag.com đã đưa ra 7 tác nhân gây dị ứng thông thường sau mà chúng ta nên biết để có cách phòng tránh phù hợp:

1. Rượu

Rượu mở rộng mạch máu, khiến dòng máu làm tắc nghẽn các xoang. Nó cũng làm tăng chứng viêm. Rượu vang đỏ và bia là những thủ phạm tồi tệ nhất bởi vì chúng chứa nhiều chất histamin, một chất có thể gây ra sổ mũi hoặc chảy mũi.

Cách khắc phục: Sử dụng các loại rượu histamine thấp như vodka và gin, và nếu bạn đang hắt hơi, hãy hạn chế uống rượu.

2. Vỏ trái cây

Vỏ của một số trái cây và rau có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng sốt hoặc gây ra ngứa miệng hoặc cổ họng. Những người nhạy cảm với cây thân cỏ có thể phản ứng với đào và cà chua; có những người cũng dị ứng với dưa hấu, chuối và bí xanh. Cherries và cà rốt có thể làm cho lưỡi của bạn bị ngứa.

Cách khắc phục: Các protein được tập trung nhiều nhất trong vỏ trái cây và rau và tan trong nhiệt, vì vậy cạo bỏ vỏ hoặc nấu nó cho đến khi nó mềm.

3. Thuốc làm thông mũi

Những thuốc không ghi toa OTC, như oxymetazoline, có thể giúp bạn thở tốt hơn bằng cách co lại các mạch máu bị sưng trong mũi của bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng chúng trong hơn ba ngày liên tiếp, chúng có thể gây ra tác dụng phụ: Các mạch đã được nén sẽ sưng lên, khiến mũi sẽ bị tắc hơn.

Cách khắc phục: Dùng thuốc kháng histamin như diphenhydramine hoặc cetirizine để giảm các triệu chứng ngạt mũi và các thuốc chống sổ mũi như fluticasone hoặc budesonid để điều trị viêm tận gốc.

4. Phấn hoa

Các hạt phấn hoa nhỏ sẽ dễ dàng bám vào tóc và da của bạn nếu bạn sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc dính như gel hoặc thuốc xịt. Chúng sẽ trên da và tóc của bạn suốt cả ngày, gây ra sổ mũi, hoặc dị ứng.

Cách khắc phục: Hãy chuyển thời gian tắm từ buổi sáng thành buổi tối để làm sạch bụi bẩn và bảo vệ cơ thể.

5. Giường ngủ

Nếu bạn ngủ cùng với vật nuôi hoặc thú cưng, bụi bẩn sẽ dễ dàng bị mắc kẹt trong chăn chiếu.

Cách khắc phục: Hãy gập chăn chiếu vào mỗi buổi sáng và thường xuyên vệ sinh phòng ngủ để hạn chế lượng bụi bẩn ở nơi bạn nghỉ ngơi.

6. Kính áp tròng

Ba phần tư người đeo kính áp tròng phàn nàn về việc dị ứng với chất gây dị ứng. Đây là một điều rõ ràng, lens rất dễ bị dính hạt phấn hoặc bụi bẩn- các tác nhân gây dị ứng, mà có thể bị mắc kẹt trên mắt của bạn.

Cách khắc phục: Kính mắt là một sự lựa chọn tốt hơn vì nó có thể ngăn hạt phấn hoa và bụi bẩn rơi vào mắt của bạn, nhưng nếu bạn muốn đeo áp tròng, hãy chắc chắn vệ sinh kỹ lưỡng ống kính hàng tuần hoặc hàng tháng. Hoặc nên chuyển sang loại dùng một lần.

7. Các loại cây cảnh

Khoảng 78% người bị dị ứng với phấn hoa sẽ dị ứng với ít nhất một loại cây cảnh phổ biến như cây vả tây, dây thường xuân, và cây ngọc giá. Những loại hoa nhiều phấn chẳng hạn như hoa hướng dương hoặc hoa cúc cũng có thể gây viêm xoang.

Cách khắc phục: Trồng những loại hoa ít phấn như hoa hồng hoặc hoa tulip.

Hoài Nguyễn

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/7-tac-nhan-di-ung-thong-thuong-ma-ban-nen-biet-25149/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY