Sức khỏe hôm nay

7 thực phẩm nằm trong danh sách đen của trẻ trước 1 tuổi bố mẹ phải nhớ

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, thức ăn đặc được đưa vào chế độ ăn uống của trẻ. Lúc này, để bổ sung đủ dinh dưỡng cho con, nhiều bà mẹ đã dày công chế biến đồ ăn bổ sung cho con theo nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, việc lựa chọn thực phẩm không được tùy tiện, một số loại thực phẩm không thể xuất hiện trong bữa ăn dặm của bé lúc này.

1. Muối

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không cần bổ sung muối (bao gồm muối, nước tương của trẻ em,…).

Điều này là do bản thân thực phẩm tự nhiên rất giàu natri đáp ứng đầy đủ nhu cầu natri của trẻ trong quá trình phát triển của chúng.

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không cần bổ sung muối (bao gồm muối, nước tương của trẻ em,…).

Một số mẹ sẽ nghĩ rằng trẻ không muốn ăn vì thức ăn không có mùi vị nên cho thêm một chút muối. Thực ra, không phải thức ăn đó không có vị mà chỉ là bé chưa làm quen với thức ăn mới.

Việc bổ sung muối cho trẻ quá sớm sẽ khiến lượng ion natri nạp vào quá nhiều và tăng gánh nặng cho quả thận còn non nớt của trẻ. Ngoài ra, xét về lâu dài, một khi bé hình thành thói quen ăn mặn thì khi trưởng thành sẽ dễ bị huyết áp cao và các bệnh tim mạch.

2. Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh

Vì mật ong có nguy cơ cao chứa bào tử botulinum, bào tử này có thể sinh sôi và phát triển trong đường tiêu hóa non nớt của bé, từ đó gây ngộ độc. Mặc dù xác suất điều này xảy ra là rất thấp, nhưng một khi nó xảy ra, nguy cơ đối với trẻ là đặc biệt cao.

Vì vậy, vì lý do an toàn, các bé dưới 1 tuổi không nên ăn trực tiếp mật ong. Kể cả một số món tráng miệng làm bằng mật ong, ăn càng ít càng tốt, chẳng hạn như bánh mì, bánh quy,… với mật ong.

3. Đường dễ dẫn đến sâu răng và béo phì

Ngoài mật ong, không nên cho thêm đường sacaroza, đường glucoza… vào thức ăn của trẻ.

Việc bổ sung đường quá sớm sẽ khiến trẻ hình thành thói quen xấu thích ăn đồ ngọt, đồng thời dễ làm tăng nguy cơ sâu răng và béo phì, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, loãng xương và các bệnh khác ở tuổi trưởng thành.

4. Sữa hộp pha sẵn

Bé chủ yếu bú mẹ trước 6 tháng, nếu sữa mẹ không đủ có thể dùng sữa công thức để hỗ trợ.

Sữa được nói đến ở đây chủ yếu là nói đến sữa pha sẵn được bán trong các siêu thị. Uống sữa này trước 1 tuổi sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt.

Hơn nữa, các phân tử protein trong sữa tương đối lớn và khó tiêu hóa nên sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa của trẻ và làm tăng nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, sau 1 tuổi, vì chức năng tiêu hóa và thận của trẻ đã hoàn thiện nên trẻ có thể uống sữa.

5. Các loại hạt

Các loại hạt từ lâu đã được coi là thực phẩm dễ gây dị ứng, trẻ dễ bị hóc trong quá trình ăn, nặng có thể gây ngạt thở. Điều này là do chiều rộng của khí quản ở trẻ em rất hẹp, đặc biệt là chiều rộng của phế quản.

Các loại hạt từ lâu đã được coi là thực phẩm dễ gây dị ứng, trẻ dễ bị hóc trong quá trình ăn, nặng có thể gây ngạt thở.

Với cách này, trẻ sẽ dễ dàng bị hóc nếu bị hóc các loại hạt, vì vậy bạn không nên cho trẻ ăn trực tiếp các loại hạt còn cứng. Nên xay nhỏ các loại hạt rồi cho vào bún, cháo hoặc các món ăn vặt để tăng hương vị và đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

6. Nước trái cây cũng không thích hợp cho trẻ sơ sinh

Nhiều bà mẹ cho rằng làm nước trái cây tươi cho con là tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, nước trái cây mới vắt quá ngọt, có thể làm hỏng răng của trẻ.

Nếu trẻ phụ thuộc vào nước trái cây, chúng sẽ không chịu uống nước thường. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào nước trái cây không chỉ làm hỏng dinh dưỡng của chính trái cây mà còn dễ khiến trẻ ăn quá nhiều nhiều đường.

7. Cơm canh không bổ dưỡng, chiếm nhiều dung tích dạ dày

Nhiều người cho rằng cơm canh có giá trị dinh dưỡng cao, thực tế cơm canh không chỉ có giá trị dinh dưỡng thấp mà mật độ năng lượng cũng thấp. Ăn quá nhiều cơm canh sẽ chiếm dung tích dạ dày còn hạn chế của trẻ và ảnh hưởng đến việc ăn thức ăn bổ dưỡng hơn.

Ngoài ra, những thực phẩm khác như cà phê, trà, rượu, socola,… mẹ không nên cho trẻ ăn, vì những thứ này sẽ kích thích thần kinh của trẻ, làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thức ăn bổ sung tốt không chỉ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà còn phải dễ ăn, dễ tiêu hóa, mềm không cứng, có vị nhạt. Thật đơn giản, cha mẹ chỉ cần nắm trong tay danh sách đen vê thực phẩm này sẽ không lo trẻ ăn không ngon mà vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu của món ăn.

Xem thêm: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách áp dụng 5 thói quen sau

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/7-thuc-pham-nam-trong-danh-sach-den-cua-tre-truoc-1-tuoi-bo-me-phai-nho-36052/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY