Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

8 cây Thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả và lưu ý

Các bài Thuốc chữa viêm họng bằng Thuốc nam có cách thực hiện đơn giản và ít tốn kém. Thực hiện đều đặn có thể làm giảm ho, đau rát cổ họng và khàn tiếng.

viêm họng là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến nhất. nếu không tiến hành điều trị sớm, bệnh có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính. bên cạnh việc sử dụng Thuốc, nhiều người lựa chọn các bài Thuốc nam từ dân gian để cải thiện triệu chứng ho, đau rát họng và khàn tiếng.

Cách chữa viêm họng bằng 8 cây Thuốc nam đơn giản

Thuốc nam là tên gọi chung của những loại thảo dược sinh sống ở nước ta. Trước khi y học phát triển, dân gian đã tận dụng tính vị và tác dụng của những loại thảo dược này để điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp.

Dân gian quan niệm bệnh viêm họng là do phong hàn, đàm nhiệt uất kết bên trong cơ thể mà sinh ra. nếu không điều trị, đàm nhiệt có thể tích tụ lây ngày dẫn đến tổn thương phế (phổi). dưới đây là những bài Thuốc chữa viêm họng bằng Thuốc nam có nguồn gốc từ dân gian:

1. Dùng củ cải

Củ cải là một trong những thực phẩm có khả năng cải thiện triệu chứng của các bệnh lý về tai mũi họng như cảm cúm, cảm lạnh, ho và viêm họng. Thảo dược này có tác dụng tăng cường miễn dịch và giảm lượng chất nhầy trong cổ họng.

    Thực hiện: Dùng 1 củ cải tươi, đem rửa sạch và giã lất nước. Pha loãng nước ép củ cải với nước lọc theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng hỗn dịch này ngậm hằng ngày để cải thiện các triệu chứng ở cổ họng như đau rát, nhiều đờm, khàn tiếng,…

2. Cây chua me đất

Cây chua me đất (tạc tương thảo) là loại cây mọc dại nhiều ở địa phương của nước ta. Theo dân gian, thảo dược này có vị chua, tính mát có tác dụng tiêu viêm, giải nhiệt, thích hợp để trị sốt, bệnh đường tiết niệu, viêm họng,…

    Thực hiện: Dùng lá chua me đất 50g với 1 ít muối. Đem rửa sạch, để ráo và nhai với muối rồi ngậm nuốt từ từ, ngày thực hiện 3 – 4 lần cho đến khi khỏi.

Nếu ho nhiều, có thể áp dụng bài sau:

    Thực hiện: Dùng lá chua me đất 10g, lá hệ 8g, hạt mướp đắng 5g, rễ chanh 12g, lá xương sống 8g với phèn phi 2g, đem sắc uống. Có thể thêm đường cho dễ uống.

3. Dùng bạc hà

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, trừ phong nhiệt nên rất thích hợp để trị các chứng như ho khan, ho có đờm, viêm họng, cảm,… Ngoài ra nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chứng minh thảo dược có khả năng kháng khuẩn và sát khuẩn mạnh.

    Thực hiện: Dùng lá bạc hà 1 lượng vừa đủ, đem rửa rồi để ráo. Sao đó nhai trực tiếp, ngậm và nuốt nước từ từ. Thực hiện vài lần trong ngày cho đến khi khỏi.

Nếu viêm họng đi kèm với sốt cao và miệng khát, dùng bài Thuốc sau:

    Thực hiện: Đem bạc hà 40g với thạch cao sống, đem tán bột. Mỗi lần dùng 3g hòa tan với nước uống, ngày dùng 3 lần.

4. Lá húng chanh

Lá húng chanh có tác dụng dược lý tương tự như bạc hà nhưng dễ tìm hơn. Bài Thuốc từ thảo dược này phù hợp với cả trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

    Thực hiện: Dùng khoảng 30g lá húng chanh, đem rửa sạch, nhai dập cùng với vài hạt muối và nuốt nước dần.

Trong trường hợp viêm họng kéo dài mãn tính, dùng bài Thuốc sau:

    Thực hiện: Đem rửa sạch và thái nhỏ khoảng 20g lá húng chanh tươi. Đem chưng cách thủy với đường phèn 20g, chắt lấy nước uống, ngậm bã và nuốt nước từ từ để giảm ho và đau họng.

5. Lá rẻ quạt

Lá rẻ quạt còn được gọi là xạ can hay lưỡi đồng. rẻ quạt là một trong những loại thảo dược thường được dân gian sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng hay viêm họng hạt.

    Thực hiện: Đem rửa sạch và để ráo 1 lá rẽ quạt, sau đó nhai với vài hạt muối. Khi nào cổ họng thấy nóng thì nhả ra, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.

Nếu ho nhiều, có thể gia thêm gừng vào để giảm ho và đờm:

    Thực hiện: Nhai 1 lá rễ quạt với 1 lá gừng, nuốt nước và bỏ bã. Nếu ho dai dẳng, nên thực hiện 4 – 5 lần để cải thiện.

Để tăng hiệu quả điều trị, có thể sử dụng thân rễ của cây, nhúng qua nước sôi và giã nát với muối. sau đó đem hơ nóng và đắp ngoài cổ.

6. Cỏ lưỡi mèo

Cỏ lưỡi mèo còn được gọi là cỏ lưỡi chó, là một loài cây mọc hoang nhiều ở nước ra. Thảo dược này có vị đắng, tính mát, tác dụng giải độc, tiêu thũng và thanh nhiệt.

Cỏ lưỡi mèo được sử dụng để chữa các chứng do đàm nhiệt ứ trệ như mụn nhọt, viêm họng và viêm amidan.

    Thực hiện: Sử dụng vài lá cỏ lưỡi mèo, đem rửa sạch, để ráo và nhai ngậm với 1 ít muối. Thực hiện cho đến khi hết đau họng.

Bạn có thể kết hợp với bài Thuốc uống để gia tăng hiệu quả:

    Thực hiện: Đem hãm 10g cỏ lưỡi mèo với 300ml nước sôi trong vòng 30 phút. Dùng nước uống khi họng đau hoặc khi khát.

7. Cây hồng bì

Hồng bì là loại cây mọc hoang, phân bố nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Rễ, thân, lá, quả và hạt của loài cây này có thể sử dụng để chữa những chứng bệnh thường gặp.

Với vị đắng, cay, tính bình, tác dụng long đờm và hạ nhiệt, hồng bì được sử dụng để trị hạ sốt, trị cảm mạo, viêm họng cấp,…

    Thực hiện: Dùng 2 – 3 quả hồng bì ngậm với 1 ít muối để làm dịu cổ họng và giảm đau rát. Thực hiện ngày 3 – 4 lần cho đến khi khỏi.

Nếu trẻ bị viêm họng, bạn có thể áp dụng bài Thuốc với đường phèn cho trẻ dễ uống:

    Thực hiện: Đem hấp 4 – 5 quả hồng bì với 1 ít đường phèn, cho trẻ ăn và nuốt nước 3 lần/ ngày.

Trong trường hợp viêm họng đi kèm với sốt và mệt mỏi, nên sử dụng bài Thuốc sắc sau:

    Thực hiện: Đem rửa sạch 30g lá hồng bì, sau đó phơi khô và sắc uống, ra bớt mồ hôi là khỏi.

8. Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực là một trong những loại Thuốc nam được dân gian sử dụng để chữa ho do viêm họng. đây là thảo dược dễ tìm và chi phí thấp thích hợp với cả trẻ em và người lớn.

    Thực hiện: Dùng 12g hoa đu đủ đực, lá húng chanh 10g, xạ can 10g với củ mạch môn 10g, đem hấp với 1 ít muối. Lấy nước uống, bã dùng ngậm 2 – 3 lần/ ngày.

Nếu ho lâu ngày dẫn đến mất tiếng, dùng hoa đu đủ đực với lá hẹ và hạt chanh:

    Thực hiện: Dùng lá hẹ và hoa đu đủ đực mỗi thứ 15g với hạt chanh 10g, đem rửa sạch, để ráo. Sau đó nghiền nát và cho thêm 1 ít mật ong vào uống. Thực hiện ngày 3 lần trong 5 ngày liên tục sẽ khỏi.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm họng bằng Thuốc nam

Những bài Thuốc chữa viêm họng bằng Thuốc nam có cách thực hiện đơn giản, dễ làm, nguyên liệu gần gũi và ít tốn kém. tuy nhiên để tránh một số tình huống rủi ro khi áp dụng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

    Tác dụng của những bài Thuốc nam không thể thay thế cho việc sử dụng Thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh tình có mức độ nặng, bạn nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-hong-bang-thuoc-nam)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY