12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

8 ngộ nhận trong sinh hoạt

Nếu bạn chưa rõ về một số vấn đề mà hàng ngày có thể bạn phải đối diện, hãy tham khảo 8 ngộ nhận dưới đây trong sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.

1. Dùng khăn trải bàn ăn bằng nhựa, ni-lông cho sạch

Đây là cách phổ biến nhiền hàng ăn đang làm. Điều này vô cùng có hại cho sức khỏe. Bởi nhựa rất dễ bắt bụi, tích lũy nấm mốc, vi khuẩn, hơn nữa bản thân chất liệu nhựa đã chứa trong mình vinyl clorua độc hại. Khi chúng tiếp xúc với khăn ăn hay thực phẩm sẽ lây truyền những chất gây hại vào cơ thể con người, nếu những chất này tích lũy lâu, cơ thể dễ dàng mắc các bệnh viêm nhiễm như: viêm nhiễm đường ruột, xơ gan, ung thư gan…

2. Người bị mộng du cần được đánh thức

Sự thật là: Việc đánh thức có thể khiến họ bị xáo trộn và sợ hãi, thậm chí còn trở nên bạo lực trong cơn rối loạn đó và cố làm bạn bị thương. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên dẫn họ trở lại giường ngủ mà không đánh thức.

3. Sấy khô điện thoại bị ngấm nước

Nhiều người sau khi đánh rơi điện thoại xuống nước đã để chú "dế" của mình vào nơi nhiệt độ cao để làm khô. Như vậy, chiếc điện thoại phải đối mặt với cả 2 "kẻ thù": sự ẩm ướt và nhiệt độ cao. Hai yếu tố này có thể làm chiếc điện thoại của bạn không thể cứu vãn được nữa.

Cách tốt nhất là bạn tháo pin thật nhanh, nếu có thể thì bỏ cả vỏ máy, sau đó mang đến cửa hàng dịch vụ sửa chữa càng sớm càng tốt.

4. Chọn mặt bàn phẳng cho con là tốt nhất

Nhiều phụ huynh thường khi chọn bàn cho trẻ thường chọn loại có mặt bàn song song với mặt đất.

Thực tế: Với loại mặt bàn phẳng, khoảng cách từ mắt đến những dòng chữ cuối trang sẽ gần hơn so với những dòng chữ phía trên, ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Bạn nên chọn loại mặt bàn nghiêng 15 độ để khi trẻ ngồi dựa lưng vào ghế vẫn có thể nhìn rõ toàn trang sách.

5. Dùng lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi muỗi

Làm cách này dù có ngăn được ruồi muỗi không đậu trực tiếp trên thức ăn nhưng chúng để lại những tế bào trứng gây bệnh bám trên lồng bàn, rồi rơi vào thức ăn qua khe hở, gây mất vệ sinh, thức ăn dễ bị ôi thiu hơn và đồng thời vô cùng gây hại cho sức khỏe.

6. Cắt rau trước khi rửa mới sạch

Thói quen của nhiều người nội trợ hiện nay là cắt hoặc ngắt rau trước, sau đó mới đem rửa. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia lại khuyên nên làm theo quy trình ngược lại: Rửa trước, cắt sau để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh. Bởi nếu cắt rau trước rồi mới rửa sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của rau với nước, làm cho các chất dinh dưỡng trong rau chủ yếu là nước, vitamin và khoáng chất bị tan trong nước, đặc biệt là vitamin C.

7. Bị bỏng không nên chạm vào nước

Dân gian thường quan niệm khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng. Điều này rất sai lầm, bởi nước giúp hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau, giảm nguy cơ sốc.

Nếu bỏng do axit, vôi tôi thì nước giúp làm loãng các chất này. Nếu không ngâm nước, nhiệt độ sẽ truyền qua da vào sâu các tổ chức bên trong, khiến tổn thương càng trầm trọng, nguy cơ hoại tử rất cao.

8. Đi xe ga chậm để tiết kiệm nhiên liệu

Với những chiếc xe ga sử dụng két nước, điều này vô tình gây ra tình trạng nhiệt độ xe tăng cao và xe tốn nhiên liệu hơn. Thay vào đó, bạn nên đi ở một tốc độ trung bình khoảng trên 40km/h tùy mức độ an toàn cho phép của đoạn đường vận hành.

Bình Nguyên

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/8-ngo-nhan-trong-sinh-hoat-22437/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY