12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

8 sai lầm phổ biến trong kiểm soát đường huyết, điểm cuối cùng 90% mọi người đang mắc phải

Cũng giống như bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được. Bệnh tiểu đường không đáng sợ, điều đáng sợ là biến chứng của bệnh tiểu đường. Đường huyết cao lâu ngày sẽ làm tổn thương tim, não, thận và các cơ quan khác, gây hại cho toàn bộ cơ thể.

Vì vậy, việc kiểm soát lượng đường trong máu là đặc biệt quan trọng. Nhiều người mù quáng nghe theo lời khuyên của các “chuyên gia” không khoa học, không hợp lý và có tác dụng ngược.

Sai lầm 1: Kiểm tra lượng đường trong máu phụ thuộc vào tâm trạng

Một số người bị tiểu đường không để ý đến việc xét nghiệm đường huyết. Tuy theo tâm trạng, khi vui thì xét nghiệm nhiều lần, bận bịu hoặc tâm lý không tốt thì không xét nghiệm, thậm chí nghĩ rằng tự kiểm tra không cần dùng máy đo đường huyết hàng ngày, đây là một sai lầm cần tránh.

Sai lầm 2: Uống thuốc đúng giờ, không cần kiểm tra lại

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tin rằng chỉ cần bác sĩ chỉ định uống thuốc đúng giờ thì có thể hạ đường huyết và không cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đây là một sai lầm cần tránh.

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tin rằng chỉ cần bác sĩ chỉ định uống thuốc đúng giờ thì có thể hạ đường huyết và không cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Do thuốc có tác dụng khác nhau đối với các bệnh nhân khác nhau nên vẫn phải thường xuyên kiểm tra đường huyết sau khi uống thuốc để nắm rõ tác dụng của việc dùng thuốc. Từ đó bác sĩ có thể phán đoán thay thế thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng theo kết quả xét nghiệm và điều chỉnh kế hoạch điều trị tiếp theo.

Sai lầm 3: Chỉ theo dõi lượng đường trong nước tiểu, không theo dõi lượng đường trong máu

Nói chung, khi đường huyết cao hơn 10,0mmol / l sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu vì vượt quá ngưỡng đường huyết. Lúc này việc phát hiện đường trong nước tiểu có thể phản ánh gián tiếp lượng đường trong máu, nhưng điều này không có nghĩa rằng việc theo dõi lượng đường trong nước tiểu có thể thay thế việc theo dõi đường huyết.

Xét nghiệm đường huyết phản ánh nồng độ đường huyết tại thời điểm lấy máu, còn đường nước tiểu phản ánh nồng độ đường huyết trung bình khi nước tiểu tích tụ trong bàng quang. Hơn nữa việc theo dõi đường huyết trong nước tiểu có những hạn chế lớn và kết quả xét nghiệm dễ không chính xác.

Sai lầm 4: Nếu lượng đường trong máu giảm xuống, hãy dừng thuốc ngay lập tức

Kiểm soát đường huyết sau khi mắc bệnh tiểu đường cần chú ý sử dụng thuốc khoa học, hợp lý. Có người ngừng thuốc ngay khi đường huyết giảm, cần tránh hiểu lầm này.

Có người ngừng thuốc ngay khi đường huyết giảm, cần tránh hiểu lầm này.

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, không giống như một số bệnh thông thường, sau khi uống thuốc vài ngày là có thể khỏi, người bệnh có thể phải dùng thuốc trong thời gian dài để ổn định đường huyết.

Sai lầm 5: Nếu bạn bị tiểu đường, bạn không thể ăn cơm hoặc mỳ

Một số người bị tiểu đường nghĩ rằng khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, họ nên kiểm soát chế độ ăn uống và ăn ít hoặc không ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong mỗi bữa ăn.

Dù là người khỏe mạnh hay người bị tiểu đường, lương thực thiết yếu như cơm hoặc mỳ không được dưới 150 gam mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu không ăn hoặc ăn quá ít tinh bột, cơ thể sẽ thiếu nguồn glucose, phải sử dụng chất béo để giải phóng năng lượng. Lúc này sẽ tạo ra các thể ceton, và có nguy cơ xảy ra tình trạng ceton niệu qua quá trình bài tiết qua thận. Nhiễm toan ceton có thể xảy ra trong trường hợp nghiêm trọng, dẫn đến nguy hiểm xảy ra.

Do đó, dù là người khỏe mạnh hay người bị tiểu đường, lương thực thiết yếu như cơm hoặc mỳ không được dưới 150 gam mỗi ngày, nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng nhiễm toan ceton.

Sai lầm 6: Tập thể dục nhiều mỗi ngày có thể kiểm soát lượng đường trong máu

Tập thể dục có lợi là tăng cường sử dụng glucose của các mô cơ để đạt được mục đích hạ đường huyết. Do đó, nhiều người cho rằng kiểm soát đường huyết bằng cách tập thể dục nhiều hơn mỗi ngày là một điều hiểu lầm và cần tránh.

Tuân thủ tập thể dục hàng ngày, bằng cách cải thiện chức năng tim mạch và nâng cao chất lượng của bản thân, nó thực sự đạt được mục đích ngăn ngừa và phát triển hiệu quả các biến chứng. Nhưng tập thể dục quá nhiều thực sự có thể gây hại cho cơ thể.

Sai lầm 7: Tập thể dục khi bụng đói

Một số người bị bệnh tiểu đường quen với việc tập thể dục khi bụng đói vào buổi sáng. Nhưng họ không biết rằng nếu tập thể dục khi bụng đói, do năng lượng của cơ thể chủ yếu được phân hủy bởi mỡ nên các cơ cũng sẽ phân hủy glycogen trong cơ theo nhu cầu. Từ đó tiêu hao glycogen của cơ dẫn đến tiêu hao cơ bắp và gây ra gánh nặng cho gan.

Thời gian tập thể dục tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường nên sau khi ăn 1 giờ, tránh nhịn đói. Tập thể dục trong vòng 60-90 phút sau khi tiêm insulin để tránh hạ đường huyết.

Sai lầm 8: Chỉ dùng thuốc, không cần kiêng kỵ

Trong quá trình kiểm soát đường huyết, nhiều người cho rằng chỉ cần uống thuốc thì không cần kiểm soát chế độ ăn, đây là một sai lầm cần tránh.

Sự xuất hiện của bệnh tiểu đường liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Nếu chỉ chú ý dùng thuốc mà không chú ý đến chế độ ăn uống và tiêu thụ nhiều đồ ăn nhiều đường, nhiều chất béo và các loại thực phẩm khác thì lượng đường trong máu vẫn rất dễ biến động.

Kiểm soát bệnh tiểu đường là một cuộc chiến kéo dài. Trong cuộc chiến đấu lâu dài này, cần chú ý phương pháp, tin tưởng vào khoa học, giữ vững lý trí, không nên nghe theo lời đồn thổi sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Xem thêm:

Chỉ 30 phút làm vườn mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/8-sai-lam-pho-bien-trong-kiem-soat-duong-huyet-diem-cuoi-cung-90-moi-nguoi-dang-mac-phai-34788/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY