Dáng đẹp hôm nay

8 sự thật kỳ lạ khi mang thai bác sĩ hiếm khi tiết lộ với mẹ bầu

Khi mang bầu, tử cung của mẹ từ kích cỡ ngang một quả đào đã phình lên bằng một quả dưa hấu.

Khi nhắc đến chuyện mang bầu, những vấn đề mọi người thường nghĩ ngay đến là buồn nôn, đau lưng, thèm ăn bất thường. Vậy nhưng trên thực tế vẫn còn không ít những thú vị về

Thông thường, thời gian của mẹ sẽ kéo dài khoảng 38-40 tuần. Việc đến cả năm dường như là chuyện hoang đường. Tuy nhiên trên thực tế đã có những trường hợp thai kỳ kéo dài đến khó tin.

Chẳng hạn như chị Beulah Hunter (sống tại Los Angeles, Mỹ) được ghi nhận đã 375 ngày. Thai nhi của cô phát triển chậm hơn bình thường nhưng sau 1 năm, em bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh.

2. Thai nhi thường uống nước tiểu của chính mình

Trong nửa sau của thai kỳ, thai nhi sẽ thải ra khoảng 400-500ml nước tiểu vào trong nước ối. Sau đó, em bé sẽ uống một phần nước thải này vào trong cơ thể. Dù vậy, nước tiểu của thai nhi trong môi trường nước ối là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh.

3. Tử cung to lên 500 lần khi mang thai

Trong quá trình mang bầu, tử cung của mẹ sẽ phát triển lớn hơn 500 lần so với bình thường và 2 tháng sau khi sinh, nó sẽ trở lại kích thước trước đó.

Tử cung trước có kích thước bằng một quả đào và vào cuối thai kỳ, nó sẽ đạt đến kích thước của một quả dưa hấu.

4. Hormone sản xuất khi mang thai nhiều hơn trong cả cuộc đời

Lượng hormone estrogen cơ thể mẹ sản xuất ra trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ tương đường với 3 năm khi không mang thai. Và tổng cộng trong cả thai kỳ, mẹ sẽ sản xuất ra lượng hormone này nhiều hơn trong cả cuộc đời.

5. Chân mẹ to hơn khi mang thai

Trong thời gian mang bầu, không chỉ vòng 1 và vòng 2 mà cả chân mẹ cũng sẽ lớn hơn. Những lý do dẫn đến hiện tượng này bao gồm: Sự tích tụ chất lỏng quá mức trong cơ thể mẹ; các khớp xương bị mềm do thay đổi nội tiết tố, tăng áp lực lên chân do tăng cân.

Chân mẹ có thể tăng kích cỡ trong thời gian mang bầu.

6. Thai nhi có thể khóc trong bụng mẹ

Ngay từ trước khi chào đời, em bé đã có thể khóc. Thai nhi có khả năng này trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Khi siêu âm, mẹ có thể bắt được những khoảnh khắc em bé đang khóc, há miệng, chán nản hay thậm chí là thở dài.

7. 90% mẹ bầu bị nám da

Một trong những thay đổi dễ nhận thấy ở mẹ bầu là sắc tố da. 90% mẹ bầu gặp phải những vấn đề như sạm da, xuất hiện vết đốm trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng trán, mũi, cằm, xương gò má và mắt. Màu sắc của những vết đốm này phụ thuộc vào màu da ban đầu của mẹ.

Nám da là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai.

8. Trong bụng mẹ bé đã có dấu vân tay

Thông thường, dấu vân tay của thai nhi hình thành từ tuần thứ 10 đến 19 của thai kỳ. Và sau khi được hình thành, chúng sẽ không thay đổi cho đến cuối đời.

9. Bé có thể cảm nhận vị thức ăn

Một đứa trẻ chưa chào đời cũng có thể cảm nhận, nếm và ngửi thức ăn mà mẹ ăn. Những yếu tố này được hấp thu bởi nước ối và chuyển đến em bé. Do vậy sở thích ăn uống khi mang thai của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sở thích của bé sau này.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/8-su-that-ky-la-khi-mang-thai-bac-si-hiem-khi-tiet-lo-voi-me-bau-4072219-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY