12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

8 thủ phạm gây tăng huyết áp thường gặp

Theo dự tính vào năm 2025, thế giới sẽ có tới 1,56 tỷ người phải sống chung với bệnh cao huyết áp. Cao huyết áp có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ. Vì vậy, xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp sẽ giúp chúng ta phòng tránh và chữa trị căn bệnh này một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch, đặc trưng bởi chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp khi tim co bóp)/ huyết áp tâm trương (huyết áp giữa 2 nhịp đập của tim). Tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số này cao hơn 140/90mmHg.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp, bao gồm:

1. Bệnh tim mạch

Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ làm tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp lại thấp hơn. Trong khi đó, hở van động mạch chủ: huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm.

2. Do di truyền

Huyết áp cao thường có tính di truyền. Nhiều nghiên cứu đã xác định được các gene và đột biến khác liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được biết đến chỉ chiếm 2-3% các trường hợp cao huyết áp.

Ngoài ra, những thay đổi gene nhất định xuất hiện từ trước khi đứa trẻ ra đời cũng có thể phát triển bệnh cao huyết áp về sau.

3. Các bệnh về thận

Thận là cỗ máy lọc máu của cơ thể, nó điều chỉnh cân bằng muối nước bằng cách loại bỏ một cách có chọn lọc nước, và các ion điện giải Natri, Kali ra ngoài theo đường tiểu. Mất cân bằng chức năng thận có thể làm tăng thể tích dịch trong cơ thể, dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Ngoài ra, rối loạn hệ thống renin - angiotensin - aldosterol cũng có thể gây cao huyết áp dohệ thống này đảm nhiệm chức năng điều tiết hệ thống trêntheo nhu cầu của cơ thể. Trong đó, angiotensin có tác dụng co mạch gây tăng huyết áp, còn aldosterol tham gia kiểm soát cân bằng muối - nước tại thận. Tăng nồng độ hoặc khả năng hoạt động của aldosterol có thể thay đổi chức năng thận dẫn tới gia tăng thể tích máu gây huyết áp cao.

4. Cấu trúc và chức năng của mạch máu bị thay đổi

Những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của các mạch máu có thể ảnh hưởng tới áp lực của máu lên thành mạch, gây ra huyết áp cao. Đặc biệt, nguy cơ này tăng lên khi có những mảng xơ vữa gây chít hẹp, xơ cứng thành mạch.

5. Béo phì

Những người béo phì thường có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp từ 2 đến 6 lần so với những người gầy, vì ở đối tượng này có sự tăng áp lực trong lòng mạch, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến tăng huyết áp.

Ngoài ra, những người béo phì còn có khả năng cao xuất hiện mảng xơ vữa trong lòng mạch, thúc đẩy tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột qụy.

6. Lạm dụng thuốc

Dùng một số loại thuốc như: amphetamine (thuốc kích thích), hay thuốc giảm cân, các loại thuốc cảm, thuốc dị ứng,thuốc kháng sinh lâu dài không chỉ gây bệnh cho dạ dày, mà còn ảnh hưởng tới cả huyết áp của người dùng có thể làm tăng huyết áp.

7. Tuổi tác

Khi tuổi càng cao, thì sẽ càng dễ bị tăng huyết áp, do chỉ số huyết áp tâm thu tăng sẽ làm động mạch trở nên cứng hơn, đây là nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch.

8. Do thói quen sống không tốt

Những thói quen sống không lành mạnh có thể gây ra huyết áp cao, bao gồm:

- Ăn quá mặn, nhiều chất béo

- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá

- Thiếu hấp thu canxi, kali, magiê.

- Thiếu hụt viatmin D.

- Ngồi nhiều

- Căng thẳng

- Ít vận động

Ngoài ra, còn một một số nguyên nhân khác như: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu, nguyên nhân thần kinh(nhiễm toan hô hấp), hội chứng Conn, hội chứng Cushing…

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/8-thu-pham-gay-tang-huyet-ap-thuong-gap-23234/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY