Phong thủy hôm nay

8 thực phẩm nhiều người tưởng lành mạnh nhưng thực tế là mầm độc

Có không ít những loại thực phẩm được quảng cáo lành mạnh khiến chúng ta bỏ rất nhiều tiền vào đó dù thực tế chúng không hề an toàn với sức khỏe.

1. Các loại nước ép trái cây

Ảnh minh họa.

Điều này có thể bao gồm cả nước cam. Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp thực phẩm đã bán nước ép trái cây và sinh tố như một sự thay thế lành mạnh cho trái cây thông thường. Tuy nhiên những loại nước ép trái cây này không chỉ chứa một lượng đường tương đương với nước ngọt có ga mà còn thiếu vitamin và chứa lượng calo rỗng - không đủ cung cấp cho bạn năng lượng.

Thay thế: Ăn trái cây thường xuyên. Nếu bạn thực sự thích nước ép trái cây, bạn có thể tự làm ở nhà, nhưng hãy nhớ rằng nó vẫn chứa nhiều đường hơn so với việc ăn trái cây thông thường.

2. Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa không còn quá thiết yếu đối với chế độ ăn uống của chúng ta. Mặc dù sữa có chứa canxi và vitamin D có thể hấp thụ, nhưng nếu bạn uống quá nhiều sẽ dẫn tới vượt quá lượng calo cần thiết cho một ngày. Và nếu bạn là người trưởng thành, bạn có thể gặp rủi ro nếu bạn cũng ăn thịt và trứng thường xuyên.

Thay thế: Hãy suy nghĩ về chế độ ăn uống hiện tại của bạn và quyết định lượng sữa tiêu thụ cho phù hợp. Có những nguồn vitamin D, protein và canxi khác có thể giúp bạn làm phong phú chế độ ăn uống mà không nhất định phải từ sữa.

3. Nước ngọt không đường

Nước ngọt hiện được coi là đồ uống không lành mạnh và điều này chủ yếu liên quan tới lượng đường trong đó. Vì vậy, ngành công nghiệp thực phẩm đã tạo ra sản phẩm nước ngọt không đường, ít calo.

Tuy nhiên rất ít người để ý rằng không chỉ đường mà hàm lượng phốt phát trong các loại nước ngọt này có thể làm hỏng sự cân bằng khoáng chất trong xương nếu uống quá nhiều.

Thay thế: Tốt nhất bạn nên uống nước. Một tách cà phê hoặc một tách trà không đường cũng là một lựa chọn thay thế. Có thể ăn một miếng trái cây nếu bạn cảm thấy muốn ăn thứ gì đó ngọt.

4. Cá ngừ

Ảnh minh họa.

Chính quyền Tây Ban Nha gần đây đã khuyến nghị không tiêu thụ cá ngừ dưới mọi hình thức cho trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ mang thai. Điều này là do hàm lượng thủy ngân cao có trong cá ngừ, một loại kim loại độc hại có thể gây ra các bệnh về thần kinh, tiêu hóa hoặc miễn dịch.

Thay thế: Hạn chế tiêu thụ cá ngừ và ăn các loại cá từ các vùng nước sạch, an toàn.

5. Ngũ cốc ăn liền

Tùy thuộc vào công thức được sử dụng, ngũ cốc ăn liền mà bạn dùng chưa chắc đã lành mạnh do chứa lượng đường cao. Hầu hết các sản phẩm này còn có thêm trái cây sấy khô làm tăng hàm lượng đường hơn nữa.

Mặc dù bản thân ngũ cốc ăn liền không gây hại, nhưng lượng đường cao có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Mật ong được sử dụng trong các loại ngũ cốc này cũng có thể đã được chế biến và thường chứa chất làm ngọt ẩn.

6. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì có lượng calo khá cao, ít vitamin và thậm chí cả chất xơ. Bánh mì trắng cắt lát đã chứa tới 3g đường mỗi lát, nhưng bánh mì nguyên hạt lại sử dụng nhiều đường hơn để che giấu vị đắng của bột mì nguyên chất.

Thay thế: Ăn bánh mì với số lượng vừa phải là một bổ sung tốt cho chế độ ăn kiêng của bạn, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có thể mua bánh mì mà không cần thêm đường, đặc biệt nếu đó là ngũ cốc nguyên hạt. Chúng thường được bán tại các tiệm bánh địa phương chứ không phải ở siêu thị.

7. Dầu ô liu

Dầu ô liu có lẽ là một trong những loại dầu tốt nhất cho sức khỏe mà bạn có thể tiêu thụ. Thật không may, khi mọi người nói về dầu ô liu, họ thường quên rằng hầu hết những lợi ích đó đến từ dầu ô liu nguyên chất (EVOO). Những chai dầu có dán nhãn dầu ô liu nguyên chất có thể chứa dầu chế biến và ít chất dinh dưỡng hơn.

Thay thế: Hạn chế tiêu thụ dầu ô liu xuống khoảng 3 muỗng mỗi ngày và chỉ mua EVOO.

Theo Minh Minh/Khám Phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/8-thuc-pham-nhieu-nguoi-tuong-lanh-manh-nhung-thuc-te-la-mam-doc-1342854.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY