Nước ấm có tác dụng giảm stress hiệu quả, đặc biệt khi tắm. Tuy nhiên, nếu bạn không có điều kiện ngâm mình trong bồn tắm thì rửa tay bằng nước ấm cũng phần nào giúp tinh thần lấy lại bình tĩnh.
Đeo tai nghe, ngân nga và đắm chìm trong bản nhạc yêu thích sẽ giúp chúng ta quên đi những bực bội, lo âu, căng thẳng. Cách này còn giúp làm dịu các dây thần kinh và cơ bắp, hạ thấp nồng độ cortisol (hormone gây stress) trong cơ thể, giúp giảm huyết áp, tạo cảm xúc tích cực.
Căng thẳng tạo ra các hiệu ứng nhức đầu, nghiến răng, cau mày, mím môi... Trong các lớp học yoga, các giáo viên thường thường hướng dẫn bạn các hành động giúp cơ mặt hoạt động, thư giãn. Do vậy, bạn có thể tự làm mặt xấu hoặc lẻ lưỡi, trợn mắt để giúp tinh thần thoải mái hơn khi stress.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhai giúp giảm mức độ cortisol (hormone gây ra căng thẳng). Nghiên cứu trước đó từng chỉ ra rằng nhai kẹo cao su giúp giảm stress, tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn hành động nhai cần tây để giúp cơ thể hấp thụ apigenin, khoáng chất giảm sự lo lắng và khắc phục chứng mất ngủ.
Phản ứng căng thẳng có thể khiến bạn muốn ăn đường, bánh ngọt và chất béo. Salad được chế biến từ rau diếp, rau bina, sẽ giúp bạn vui vẻ trở lại, bởi chúng có chứa chất an thần nhẹ.
Bạn có thể muốn ăn gì đó hoặc chạm vào miệng của mình khi stress. Thay vì ăn uống thả phanh, bạn có thể dùng son dưỡng môi. Nghiên cứu cho thấy việc chạm vào môi kích thích hệ thần kinh và giúp xoa dịu sự căng thẳng.
Hành động ôm sẽ giúp bạn giảm lượng hormone tạo nên stress trong cơ thể. Ôm cũng giúp ta giải tỏa căng thẳng và làm cho não bình tĩnh hơn.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đi chân trần có tác dụng làm giảm căng thẳng và chữa được chứng trầm cảm.
Điều này rất dễ nhận thấy vì khi bạn tản bộ trên bãi biển hoặc dưới thảm cỏ xanh trong bầu không khí trong lành, tâm hồn sẽ thư thái, mọi cảm giác lo âu muộn phiền của cuộc sống cũng tạm tan biến và tinh thần sẽ tốt hơn rất nhiều.