Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

9 loại thịt màu xanh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà không lo tăng cân

Nhiều người lo lắng rằng nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày chỉ ăn chay, thiếu các loại thịt thì liệu cơ thể có bị thiếu dinh dưỡng hay không. Trên thực tế, nhiều loại rau có thể thay thế thịt, không chỉ đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Hiện nay, rất nhiều người vì mục đích bảo vệ môi trường hay giảm cân giữ dáng mà theo đuổi lối sống thuần chay, tránh xa các loại thịt. Khi nói đến các bữa ăn chay, không có thịt, chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng chế độ ăn này thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là protein cho cơ thể.

Tuy nhiên, từ các loại thực vật, chúng ta có thể bổ sung đầy đủ protein thiết yếu, hơn nữa còn hấp thụ rất nhiều các dưỡng chất khác, có lợi cho sức khỏe. Theo Hiệp hội Hoa Kỳ, protein trung bình hàng ngày mỗi cơ thể cần phù thuộc vào cân nặng của mỗi người. Bạn chỉ cần 0,8g protein cho 1kg cân nặng.

Những loại trái cây, rau quả sau đây không chỉ giúp bạn đạt được lượng protein cần thiết mỗi ngày, mà còn mang lại cảm giác no, tràn đầy năng lượng mà không phải lo lắng việc tăng cân.

1. Đậu lăng

Hàm lượng protein: 18g mỗi cốc.

Mọi người nên có sẵn một ít đậu lăng ở nhà. Bởi vì đây là một loại đậu rất dễ kết hợp với các món ăn hàng ngày. Cho dù là thêm vào cà ri hay ăn như một món ăn phụ, nó đều rất ngon miệng.

Đậu lăng không chỉ cung cấp đầy đủ protein cần thiết, mà còn rất giàu chất xơ, giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và bảo vệ trái tim của bạn.

2. Kiều mạch

Hàm lượng protein: 23g mỗi cốc (khi chưa nấu chín).

Hầu hết mọi người đều không biết, kiểu mạch thực ra là một hạt giống. Nó chứa hơn 12 loại axit amin, vitamin B, magie, kẽm và rất dễ tiêu hóa. Đồng thời,m nó có hiệu quả trong việc giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Không giống như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen, kiều mạch không chứa gluten, nên nó có thể trở thành nguyên liệu thay thế, dùng để làm bánh mì, bánh ngọt hay các thực phẩm khác.

3. Đậu nành Tempeh

Hàm lượng protein: 16g mỗi khẩu phần ăn.

Đây là một món ăn truyền thống bằng đậu nành đến từ Indonesia, dần được biết đến rộng rãi hơn trong những năm gần đây. Mặc dù đây là đậu nành lên men, nghe có vẻ không được ngon miệng nhưng đây thực sự là một loại thực phẩm thay thế thịt cực kỳ ngon.

Một mẹo khi chế biến tempeh là trước khi ướp hay thêm gia vị, nên hấp một lúc, hương vị sẽ tuyệt vời hơn.

4. Đậu Hà Lan

Hàm lượng protein: 8g mỗi cốc.

Đậu Hà Lan rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất xơ và các thành phần quan trọng khác như vitamin K. Giống với đậu lăng, đậu Hà Lan là một nguyên liệu kết hợp các thực phẩm khác rất tốt.

Cho dù là làm salad, cà ri, súp, bạn có thể thêm một ít loại đậu này. Ngoài giá trị dinh dưỡng, đậu Hà Lan còn là một loại thực phẩm có lợi trong việc bảo vệ môi trường. Nó giúp làm tăng hàm lượng nitơ trong đất mà không cần thêm các loại phân bón nhân tạo khác.

5. Hạt gai dầu

Hàm lượng protein: 10g/ 3 thìa canh.

Nhiều loại bột protein trên thị trường đều chứa thành phần hạt gai dầu. Bên cạnh đó, chúng chứa hàm lượng omega-3 và khoáng chất cực cao như sắt, canxi. Bạn có thể rắc một ít hạt gai dầu lên món salad của mình, hay trộn nó với yến mạch, đều rất ngon miệng.

6. Hạt bí ngô

Hàm lượng protein: 8g/ 3 thìa canh.

Mặc dù hạt này trông rất nhỏ nhắn nhưng nó lại rất giàu protein và chất béo có lợi. Ngoài ra, hạt bí ngô còn là nguồn cung cấp tuyệt vời magie và kẽm, cực tốt trong việc bảo vệ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.

7. Bông cải xanh

Hàm lượng protein: 3g mỗi cốc.

Trong rau có chứa protein không? Câu trả lời là: Có. Thực tế, rất nhiều loại rau giàu protein như rau bina, bắp cải. Bông cải xanh cũng chứa protein, hơn thế nữa giúp cơ thể bổ sung thêm chất xơ, vitamin C và vitamin K.

8. Bơ mè Tahini

Hàm lượng protein: 5g/ 2 thìa canh.

Nếu bạn chưa từng biết đến bơ mè Trung Đông Tahini, thì bạn nên lập tức đi thưởng thức chúng. Loại nước sốt này được làm từ mè, thường trộn với hạt vừng rất phổ biến ở ẩm thực vùng Trung Đông và Địa Trung Hải. Bên cạnh đó, chúng có thể được thêm vào rất nhiều loại thực phẩm, có thể thay thế bơ đậu phộng hay sốt mayonnaise.

9. Đậu gà

Hàm lượng protein: 20g/ 1 nửa cốc.

Đậu gà không chứa gluten này rất tốt cho sức khỏe. Trước khi sử dụng hãy ngâm trước trong nước để dễ tiêu hóa hơn. Giống như đậu nành, chúng thuộc loại thực phẩm “protein hoàn hảo”, chứa 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp được. Không chỉ như thế, đậu gà còn chứa 18 loại axit amin cần thiết khác.

Điều đáng nói là 100g đậu gà chứa tới 350mg canxi, 320mg phốt pho và 47mg sắt, cao hơn các loại đậu khác. Hàm lượng vitamin C, B1, B2 cao tới 12mg. Hàm lượng chất xơ cũng giàu có hơn các loại đậu khác.

Nguồn: Aboluowang, Eat This

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/9-loai-thit-mau-xanh-bo-sung-day-du-chat-dinh-duong-ma-khong-lo-tang-can-20200316111321049.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY