12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

9 sai lầm nguy hiểm khi dùng thuốc cho người già

Thuốc chữa được bệnh nhưng cũng có thể gây bệnh! Đặc biệt thuốc cho người già cần được quan tâm nhiều hơn.

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, các chức năng thể chất của người cao tuổi dần suy giảm, một số bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều bệnh cùng lúc như tim mạch và mạch máu não, tiểu đường, bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh về hệ tiết niệu,…

Vì vậy, nhiều người cao tuổi cần dùng nhiều loại thuốc trong một thời gian dài hoặc thậm chí cả đời để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Do đó, vấn đề người cao tuổi do dùng thuốc ngày càng trở nên nổi cộm.

Sau đây là 9 hiểu lầm phổ biến khi dùng thuốc ở người già, hãy cùng xem và điều chỉnh kịp thời.

Hiểu lầm 1: Tăng, giảm thuốc một cách tùy ý

Một số người cao tuổi dùng thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết trong thời gian dài, tự ý tăng liều nhưng thiếu phương pháp theo dõi hiệu quả. Họ thường bỏ qua các yếu tố dẫn đến diễn biến của bệnh như thay đổi thời tiết, chế độ ăn uống dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về huyết áp và lượng đường trong máu.

Tăng, giảm thuốc một cách tùy ý là sai lầm khi cho người già dùng thuốc.

Điều này gây chóng mặt, mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực và các cảm giác khó chịu khác, thậm chí tệ hơn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh hoặc thậm chí xảy ra các biến cố không mong muốn, chẳng hạn như hạ đường huyết.

Hiểu lầm 2: Dễ dàng nghe lời người khác và thay đổi chế độ dùng thuốc

Người cao tuổi rất dễ thay đổi phương án điều trị khi chưa được sự cho phép, đây là hành vi rất nguy hiểm. Một số loại thuốc cần phải uống trong thời gian dài mới thấy hiệu quả, còn việc dừng thuốc giữa chừng thì không những không có ích, mà thậm chí có hại.

Vì vậy, người cao tuổi nên thay đổi thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Hiểu lầm 3: Tự mình uống thực phẩm chức năng

Với sự gia tăng của tuổi thọ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi đã trở thành miếng bánh ngọt khổng lồ trong mắt những kẻ gian lận sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Hầu hết người cao tuổi sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mà không có hướng dẫn chuyên môn. Người cao tuổi thường có xu hướng mua theo “bí kíp dân gian” theo lời giới thiệu của bạn bè, giá đắt mà hiệu quả lại khó đảm bảo, không chỉ tốn tiền mà có người còn trì hoãn việc dùng thuốc điều trị.

Hiểu lầm 4: Không khó chịu = không dùng thuốc

Mặc dù một số bệnh nhân cao tuổi có những bất thường rõ ràng về đường huyết, huyết áp hay các chỉ số sinh hóa khác nhưng lại không có biểu hiện khó chịu rõ ràng nên họ thường không dùng thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc cho đến khi bị tai biến mạch máu não mới sờ đến, nhưng đã quá muộn.

Hiểu lầm thứ 5: Sợ uống thuốc vì lo độc tố

Một số người cao tuổi sợ uống thuốc vì phải uống quá nhiều loại thuốc. Trên thực tế, tất cả các loại thuốc thông thường đều đã trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt và sự tương tác của các loại thuốc cũng đã được thử nghiệm nhiều lần. Miễn là dùng thuốc dưới sự hướng dẫn chính xác của người có chuyên môn, hầu hết các phản ứng có hại của thuốc đều có thể được kiểm soát.

Hiểu lầm 6: Uống thuốc không thường xuyên

Để cơ thể hấp thu thuốc một cách nhanh chóng và hoàn toàn, đạt được nồng độ thuốc trong máu thích hợp và hiệu quả điều trị tốt nhất, nên dùng liều không đổi trong một thời gian quy định.

Uống thuốc không thường xuyên cũng là một sai lầm ở người già.

Hiểu lầm 7: Khó uống thuốc, bẻ đôi ra uống thuốc

Một số bệnh nhân cao tuổi cảm thấy viên thuốc quá lớn hoặc chức năng nuốt của họ bị giảm nên thường bẻ đôi và nghiền viên thuốc rồi mới uống.

Tuy nhiên một số loại thuốc bao tan trong ruột không được tự ý phá hủy cấu trúc thuốc mà cần phải nuốt cả viên, nếu uống rời nhau dễ gây tụt huyết áp đột ngột.

Hiểu lầm 8: Tự coi mình là bác sĩ do mắc bệnh lâu năm dẫn đến lạm dụng thuốc

Một số người cao tuổi bị bệnh lâu năm nên tự coi mình như bác sĩ. Ngay cả khi không có chẩn đoán rõ ràng, họ tự ý dùng thuốc điều trị một số triệu chứng, chẳng hạn như bị cảm, tiêu chảy thì dùng thuốc kháng sinh.

Thậm chí, nhiều người cao tuổi không nhớ tên thuốc đang dùng nhưng vẫn tự ý uống tiếp khi biết rằng lần trước mình uống thuốc đã tốt.

Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, quan điểm cho rằng y học cổ truyền không độc hại và không có tác dụng phụ. Trên thực tế, tất cả các loại thuốc đều có những tác dụng phụ nhất định, bạn hãy dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hiểu lầm 9: Chỉ uống thuốc, không chú ý cải thiện lối sống

Đối với các bệnh mãn tính thường gặp như huyết áp cao, tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc, việc điều trị cũng cần kết hợp với lối sống tốt như chế độ ăn ít muối, ít chất béo, bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, vận động hợp lý ( 3-5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút, tránh vận động gắng sức.

Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thiếu vận động trong thời gian dài, có thói quen hút thuốc, uống rượu bia hàng ngày sẽ dẫn đến huyết áp dao động lớn hoặc đường huyết khó kiểm soát về lâu dài. Vì vậy, việc tập luyện và kiểm soát cuộc sống, chế độ ăn uống phù hợp là điều đặc biệt quan trọng.

Thuốc có thể chữa được bệnh, nhưng cũng có thể gây ra bệnh. Sử dụng thuốc hợp lý là chìa khóa để điều trị thành công bệnh và giảm phản ứng có hại của thuốc. Vì vậy, người cao tuổi nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn của chuyên gia, tránh hiểu lầm về thuốc làm giảm hiêu quả điều trị và gây hại cho cơ thể.

Xem thêm: Sau Gambia, Indonesia hiện cấm uống siro trị ho sau khi 99 trẻ em tử vong

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/9-sai-lam-nguy-hiem-khi-dung-thuoc-cho-nguoi-gia-36536/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY