Lúc này, bố mẹ nên áp dụng ngay 9 cách sau để khiến con ngoan ngoãn nghe lời:
1. Gọi tên bé
Tên gọi luôn mang ý nghĩa đặc biệt và ai cũng muốn nghe mọi người gọi tên mình, trẻ con cũng không phải là ngoại lệ. Gọi tên là cách gây sự chú ý với con trước khi cha mẹ muốn đưa ra yêu cầu gì đó.
Các bé thường chỉ tập trung vào một việc một lúc,hãy gọi tên bé cho đến khi con chuyển sự tập trung đó sang lời nói của mẹ.
2. Đưa ra sự lựa chọn
Thay vì cấm cản con làm việc này việc kia sao mẹ không thử đưa ra những gợi ý để con lựa chọn? Ví dụ như mẹ có thể hỏi con muốn ăn cơm trước hay thay đồ trước?
Con hoàn toàn có thể hiểu được mong muốn của mẹ khi đưa ra lựa chọn đó. Đây chính là cách để trẻ vui vẻ nghe theo lời bố mẹ.
3. Nhìn thẳng vào mắt bé
|
Ảnh minh họa |
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Điều này sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói.
Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ, vì như thế bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ nữa.
4. Nguyên tắc từng câu một
Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng "dông dài" với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng "giả điếc". Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.
Hơn nữa, bọn trẻ thường gặp khó khăn khi có quá nhiều yêu cầu cùng một lúc. Thông thường bé chỉ nhớ được yêu cầu cuối cùng trong một mệnh lệnh dài ngoằng của mẹ, bởi thế, hãy tách chúng ra khi mẹ muốn con làm nhiều việc liên tiếp, đợi con hoàn thành việc này rồi mới nhắc tới việc tiếp theo.
5. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ.
|
Mẹ nên đề nghị bé nhắc lại yêu cầu của mình để kiểm tra xem bé đã hiểu hay không |
Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
6. Hãy nói "mẹ muốn…” thay cho “con phải…”
Thay vì "Con phải bỏ con dao xuống ngay", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống". Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé hơn: các bé thường ghét bị ra lệnh nhưng lại rất thích làm mẹ vui.
7. Đưa ra lợi ích để bé không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi" thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.
Tất cả chúng ta đều sẽ làm tốt hơn nếu có một chút khích lệ. Một trong những cách tuyệt vời dạy con biết vâng lời là dành cho bé những phần thưởng khi bé đã làm tốt. Tuy nhiên, không nên áp dụng nó thường xuyên, bạn muốn trẻ biết vâng lời vì đó là việc đúng đắn chứ không phải là sự thiết đãi.
8. Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời
|
Ảnh minh họa |
Trước khi áp dụng một quy định nào đó, hãy nói chuyện với bé về việc bé sẽ bị phạt thế nào khi vi phạm. Sau khi bé đã được thông báo, bạn mới thực hiện. Khi bé vi phạm nguyên tắc, bạn sẽ buộc phải áp dụng hình thức phạt theo quy định.
Bạn có thể mềm lòng khi bé tỏ ra hối lỗi hay khóc lóc, nhưng hãy kiên định và áp dụng hình phạt. Hãy nhớ rằng, hình phạt là cách để bố mẹ dạy con rằng, khi con làm điều gì đó sai sẽ có một cái giá phải trả.
9. Lời lẽ mềm mỏng, giọng điệu nhẹ nhàng
Bạn hãy cố gắng tránh sử dụng những từ ngữ khiến con thấy tổn thương, điều đó chẳng có mấy tác dụng ngoại trừ việc làm bé tự ti hơn. Trẻ có xu hướng ít nói chuyện với những ai giao tiếp với bé như vậy. Ngôn ngữ tích cực và nhẹ nhàng giúp bé trở nên tự tin hơn, vui vẻ hơn và mang tính khuyến khích nhiều hơn.
Mẹ nên làm bạn với bé bằng những lời lẽ dịu dàng hơn là những lời quát tháo và đòn roi |
Hơn nữa. khi nói chuyện với bé, mẹ cũng nên tiết chế âm lượng của mình. Nếu lúc nào mẹ cũng nói lớn tiếng thì những lúc cần lớn tiếng thực sự sẽ không còn tác dụng nữa, bé có thể lờ đi điều đó và xem như chuyện bình thường. Quát mắng lúc cần thiết sẽ khiến bé biết được sự nghiêm trọng thực sự trong lời nói của mẹ vì nó ít khi xảy ra.
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: